hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 13/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều kiện, hồ sơ mua nhà ở xã hội mới nhất 2023 như thế nào?

Mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì theo quy định hiện hành? Hồ sơ gồm những gì? Thủ tục ra sao? Cùng giải đáp trong bài viết sau của HieuLuat.
Mục lục bài viết
  • Năm 2023, mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì?
  • Muốn xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội cần gì?
  • Mua nhà ở xã hội cần thủ tục gì?
  • Hồ sơ xin mua nhà ở xã hội gồm những gì?
  • Hồ sơ xin mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Năm 2023, mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì?

Câu hỏi: Xin hỏi điều kiện mua bán nhà ở xã hội hiện nay được pháp luật quy định thế nào?

Tôi xin cảm ơn./.

Xin chào bạn, chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của bạn về vấn đề mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Trước tiên, tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định nhà ở xã hội phải được bán, cho thuê, thuê mua theo đúng đối tượng và điều kiện của Luật Nhà ở.

Do bạn chưa cung cấp cụ thể thông tin, do đó, thực tế, việc mua nhà ở xã hội có thể được thực hiện theo một trong ba trường hợp sau:

  • Mua trực tiếp từ chủ đầu tư;

  • Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua;

  • Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua nhà;

Tùy thuộc từng trường hợp mua nhà ở xã hội mà điều kiện mua nhà ở có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Điều kiện mua nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư

Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua

Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua nhà

  • Điều kiện về đối tượng được mua nhà ở xã hội: Là một trong số những đối tượng thuộc quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014.

  • Điều kiện về nhà ở:

    • Chưa có nhà hoặc chưa mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;

    • Đồng thời các đối tượng này chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức;

    • Nếu đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở có diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu thì cũng thuộc trường hợp được ưu tiên mua nhà ở xã hội;

  • Điều kiện về cư trú:

    • Đã thực hiện việc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở xã hội;

    • Nếu chưa đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại nơi có nhà ở xã hội;

  • Điều kiện về thu nhập: Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

    • Người thu nhập thấp hoặc là hộ cận nghèo, hộ nghèo tại khu vực đô thị;

    • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

    • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

    • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

  • Nộp hồ sơ và đạt đủ điểm số được mua nhà ở xã hội tại dự án đang mở bán: Người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư có nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ, gửi hồ sơ tới chủ đầu tư để được đánh giá, xét duyệt điều kiện mua nhà ở xã hội;

  • Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính: Đây là điều kiện bắt buộc để đối tượng được mua nhà ở xã hội được ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, cấp sổ hồng cho căn nhà đã mua;

  • Phải thuộc một trong những đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở;

  • Đối tượng này phải thỏa mãn những điều kiện tương tự như khi mua nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư;

  • Chủ đầu tư/ban quản lý nhà ở xã hội không thực hiện mua lại nhà ở xã hội này với mức giá theo quy định pháp luật;

  • Trình tự, hồ sơ mua bán nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về công chứng, chứng thực;

  • Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính;

  • Các bên tự thỏa thuận, thương lượng về việc mua bán;

  • Ký hợp đồng mua bán, thực hiện sang tên theo quy định pháp luật;

  • Hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đầy đủ;

Căn cứ pháp luật:

Lưu ý rằng, mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định, khi chưa đủ thời hạn cho phép thì được xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội bị vô hiệu;

  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;

    • Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ tổ chức thực hiện việc cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở;

Như vậy, với câu hỏi mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể dựa trên quy định pháp luật về nhà ở hiện hành.

Theo đó, tùy thuộc trường hợp mua nhà ở trực tiếp từ chủ đầu tư/cơ quan quản lý nhà ở, hay mua lại từ chủ sở hữu nhà ở ... mà các điều kiện mua có sự khác biệt.

Xem tiếp: Mẫu hợp đồng mua nhà ở xã hội và hướng dẫn cách ghi

Mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì theo quy định 2023?

Mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì theo quy định 2023?

Muốn xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội cần gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, cần làm thủ tục gì để xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật hiện hành?

Chào bạn, xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội chính là việc cần làm tiếp theo sau khi đã trả lời được câu hỏi mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì.

Căn cứ Nghị định 49/20121/NĐ-CP, Thông tư 09/2021/TT-BXD, việc xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội là việc xác nhận những nội dung sau đây:

  • Xác nhận thuộc đối tượng và thực trạng nhà ở của đối tượng được mua nhà ở xã hội theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014;

  • Hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc chưa được bồi thường bằng nhà ở, đất ở khi bị Nhà nước thu hồi đất;

  • Hoặc xác nhận về điều kiện thu nhập của đối tượng được mua nhà ở xã hội;

Thủ tục xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thường được thực hiện theo trình tự:

  • Người đề nghị chuẩn bị và kê khai mẫu tờ khai xin xác nhận theo các mẫu ban hành tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD;

  • Nộp văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

  • Nhận kết quả xin xác nhận;

Trong đó:

  • Xác nhận về thực trạng nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở thực hiện;

  • Xác nhận về đối tượng được mua nhà ở xã hội được thực hiện bởi: Cơ quan, đơn vị nơi đối tượng làm việc công tác/Ủy ban nhân dân cấp xã đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc công an nhân dân, quân đội nhân dân/hoặc cán bộ, công chức, viên chức/hoặc thủ trưởng cơ quan nếu đối tượng trả lại nhà ở công vụ/của cơ sở đào tạo;

  • Xác nhận về việc chưa được nhận bồi thường về đất ở, nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất thu hồi thực hiện;

  • Xác nhận về thu nhập do cơ quan, đơn vị nơi đối tượng mua nhà ở xã hội làm việc;

Ngoài ra, việc xác nhận các nội dung trên được thực hiện trong cả trường hợp mua trực tiếp nhà ở xã hội của chủ đầu tư và trường hợp là đối tượng được mua nhà ở xã hội theo Điều 49 Luật Nhà ở nếu chưa đủ 5 năm hoặc sau 5 năm kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua.

Như vậy, sau khi đã xác định được mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, người được mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở tiến hành xin xác nhận thực trạng nhà ở, thu nhập...


Mua nhà ở xã hội cần thủ tục gì?

Câu hỏi: Xin hỏi Luật sư, thủ tục mua nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Chào bạn, mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, mua nhà ở xã hội theo những bước nào là những câu hỏi được rất nhiều người có nhu cầu quan tâm, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Luật Nhà ở cùng các văn bản khác có liên quan, thủ tục các bước để mua nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư, hoặc mua từ chủ sở hữu nhà ở đã có sổ hồng thường gồm có ký kết hợp đồng, sang tên sổ đỏ/nộp hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu.

Chi tiết như bảng dưới đây:

Thủ tục mua nhà ở trực tiếp từ chủ đầu tư/đơn vị quản lý nhà ở

Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua

Mua của chủ sở hữu nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đầy đủ tiền mua

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội tới chủ đầu tư

Bước 2: Chủ đầu tư xét duyệt hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội

Bước 3: Chủ đầu tư gửi danh sách các đối tượng dự kiến được mua nhà ở xã hội tới Sở Xây dựng tại địa phương nơi có nhà ở để kiểm tra

  • Nếu chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội là hộ gia đình cá nhân thì thực hiện gửi hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội của bên mua tới Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, xác nhận danh sách đối tượng được mua nhà ở xã hội;

Bước 4: Ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

Bước 5: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lần đầu tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền

Trường hợp người mua là đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở thì thực hiện như đối với trường hợp mua trực tiếp từ chủ đầu tư;

Bước 1: Ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên giấy chứng nhận/sang tên quyền sở hữu nhà ở

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Như vậy, thủ tục mua bán nhà ở xã hội là các công việc mà bên mua bên bán thực hiện sau khi đã xác định được câu trả lời cho câu hỏi mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì.

Theo đó, các bước cơ bản thường sẽ bao gồm chuẩn bị hồ sơ mua nhà ở xã hội, ký kết hợp đồng, cấp sổ hồng...

Thủ tục mua nhà ở xã hộiThủ tục mua nhà ở xã hội

Hồ sơ xin mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi hồ sơ xin mua nhà ở xã hội bao gồm những giấy tờ, tài liệu nào?

Nộp hồ sơ xin mua nhà ở xã hội ở đâu? Xin cảm ơn.

Chào bạn, sau khi xác định được mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, thì bên có nhu cầu mua sẽ cần quan tâm đến vấn đề hồ sơ xin mua nhà ở xã hội bao gồm những giấy tờ gì và nộp giấy tờ đó ở cơ quan nào.

Chúng tôi giải đáp những vướng mắc này cho bạn như sau:

Hồ sơ xin mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Hồ sơ xin mua nhà ở xã hội bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu mà đối tượng được mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị để giải quyết nhu cầu mua nhà ở xã hội.

Các tài liệu, giấy tờ này tương ứng với các điều kiện được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, Thông tư 09/2021/TT-BXD quy định về những loại giấy tờ mà người mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội (mẫu số 01, Phụ lục I ban hành tại Thông tư 09/2021/TT-BXD);

  • Giấy tờ xác nhận về đối tượng và thực trạng về nhà ở (các mẫu sử dụng là từ mẫu số 02 đến mẫu số 05, Phụ lục I ban hành tại Thông tư 09/2021/TT-BXD);

  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện lập về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở đất ở khi thu hồi đất (mẫu số 07, Phụ lục I ban hành tại Thông tư 09/2021/TT-BXD);

  • Giấy xác nhận về điều kiện thu nhập (mẫu số 08, Phụ lục I ban hành tại Thông tư 09/2021/TT-BXD);

  • Mẫu giấy tự khai về điều kiện thu nhập (mẫu số 09, Phụ lục I ban hành tại Thông tư 09/2021/TT-BXD);

  • Giấy tờ tùy thân của người mua (căn cước công dân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp...);

  • Văn bản ủy quyền (nếu có);

  • Các giấy tờ chứng minh được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Đây là cơ bản các loại giấy tờ mà những người thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị.

Kết luận: Khi mua bán nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư, người mua cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ như chúng tôi đã nêu trên.

Căn cứ để xác định các tài liệu này là sau khi đã biết rõ mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì.

Nơi tiếp nhận hồ sơ xin mua nhà ở xã hộiNơi tiếp nhận hồ sơ xin mua nhà ở xã hội

Nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội như thế nào? Nộp ở đâu?

Nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội trực tiếp từ chủ đầu tư là bước tiếp theo sau khi người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu mua bán nhà ở.

Đơn vị tiếp nhận hồ sơ là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Trước khi nộp cho chủ đầu tư thì người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội căn cứ vào từng loại mẫu giấy xin xác nhận về đối tượng, thực trạng nhà ở, thu nhập, kê khai thuế để nộp cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác nhận.

Các cơ quan này bao gồm như Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đơn vị nơi người mua nhà đang làm việc... (chi tiết như chúng tôi trình bày ở trên).

Như vậy, sau khi xác định được mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, cần chuẩn bị hồ sơ gì, thì người mua cần phải nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới chủ đầu tư dự án.

Chủ đầu tư dự án có nghĩa vụ xem xét, xác định những đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật.


Mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội như thế nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội hiện nay là mẫu nào?

Luật sư có thể cung cấp mẫu cho tôi được không? Trân trọng cảm ơn.

Chào bạn, sau khi đã xác định được mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, cần hồ sơ gì thì người mua thường sẽ tìm hiểu nhiều tới mẫu đơn được sử dụng để đề nghị mua nhà ở xã hội là mẫu đơn nào.

Theo đó, mẫu đơn xin mua nhà ở xã hội/đăng ký mua nhà ở xã hội đang được sử dụng là mẫu số 01, ban hành tại phụ lục I của Thông tư 09/2021/TT-BXD.

Nội dung mẫu đơn bao gồm các điều khoản như mẫu chúng tôi cung cấp dưới đây:

Xin xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hộiXin xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 01. Mẫu đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI

Hình thức đăng ký (1): Mua □ Thuê □ Thuê mua □

Kính gửi (2): ............................................................................................................

Họ và tên người viết đơn: ...................................................................................................

CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số ....................... cấp ngày …/…/…… tại ...................................

Nghề nghiệp (3): ......................................................................................................................

Nơi làm việc (4): ......................................................................................................................

Nơi ở hiện tại: ......................................................................................................................

Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) (5) tại: .................................................................

Là đối tượng (6): .....................................................................................................................

Số thành viên trong hộ gia đình: ........................................................................ người (7), bao gồm:

1. Họ và tên: .................................... CMND số .................... là: ........................................

Nghề nghiệp ........................................................................ Tên cơ quan (đơn vị) .............

2. Họ và tên: .................................... CMND số .................... là: .........................................

Nghề nghiệp ........................................................................ Tên cơ quan (đơn vị) .............

3. Họ và tên: .................................... CMND số .................... là: .........................................

Nghề nghiệp ........................................................................ Tên cơ quan (đơn vị) .............

4. Họ và tên: .................................... CMND số .................... là: .........................................

Nghề nghiệp ........................................................................ Tên cơ quan (đơn vị) .............

5. ..........................................................................................................................................

Tôi và những người trong hộ gia đình cam kết chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới bất cứ hình thức nào (không áp dụng đối với trường hợp tái định cư và trường hợp trả lại nhà ở công vụ).

Tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay như sau (8): (có Giấy xác nhận về thực trạng nhà ở kèm theo đơn này).

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình

- Có nhà ở nhưng chật chội diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người

- Có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát (hư hỏng khung - tường, mái)

- Đã có đất ở nhưng diện tích khuôn viên đất ở thấp hơn tiêu chuẩn diện tích tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh.

- Có nhà ở nhưng thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất

- Có nhà ở gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi phải di chuyển chỗ ở và không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi mà chưa được bồi thường về nhà ở, đất ở tái định cư.

- Tôi đã trả lại nhà ở công vụ, hiện nay chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà ở công vụ

- Khó khăn về nhà ở khác (9) (ghi rõ nội dung) ......................................................................

Tôi làm đơn này đề nghị được giải quyết 01 căn hộ (căn nhà) theo hình thức ............... tại dự án: .......................................................................................................................

+ Mong muốn được giải quyết căn hộ (căn nhà) số ...........................................................

+ Diện tích sàn sử dụng căn hộ .................................... m2 (đối với nhà chung cư);

+ Diện tích sàn xây dựng .................................... m2 (đối với nhà liền kề);

Tôi xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai. Khi được giải quyết .................................... nhà ở xã hội. Tôi cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội./.

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

__________________________

(1) Đánh dấu vào ô mà người viết đơn có nhu cầu đăng ký.

(2) Ghi tên chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

(3) Nếu đang làm việc tại cơ quan, tổ chức thì ghi rõ nghề nghiệp, nếu là lao động tự do thì ghi là lao động tự do, nếu đã nghỉ hưu thì ghi đã nghỉ hưu....

(4) Nếu đang làm việc thì mới ghi vào mục này.

(5) Trường hợp đã được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022 (người đề nghị xác nhận gửi kèm theo Mẫu này bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú). Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2021) thì việc xác nhận đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thực hiện theo quy định của Luật cư trú.

(6) Ghi rõ người đề nghị xác nhận thuộc đối tượng theo quy định được hỗ trợ nhà ở xã hội (người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật)

(7) Ghi rõ số lượng thành viên trong gia đình và ghi họ tên, mối quan hệ của từng thành viên với người đứng tên viết đơn

(8) Người viết đơn đánh dấu vào ô phù hợp với hiện trạng thực tế nhà ở của hộ gia đình

(9) Những khó khăn về nhà ở không thuộc các nội dung khó khăn đã nêu

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp toàn bộ những vướng mắc về vấn đề đơn xin mua nhà ở xã hội có nội dung gì, mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì, hồ sơ có gì, thủ tục ra sao...

Tùy thuộc từng trường hợp mua bán nhà ở xã hội cụ thể mà bạn đọc lựa chọn, chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo thủ tục luật định.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi mua nhà ở xã hội cần điều kiện gì? Bạn vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ nếu còn thắc mắc.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X