hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/12/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đi sang tên xe mới biết xe ăn trộm, tôi có bị mất trắng xe không?

Hạn cuối sang tên đổi chủ xe máy, ô tô cũ mà không có giấy tờ mua bán đang đến rất gần. Những xe này chủ yếu mua qua nhiều đời chủ, vì thế, người mua không nắm rõ nguồn gốc xe. Việc phát hiện ra là xe ăn cắp trong quá trình sang tên không phải chuyện hiếm.

Câu hỏi: Tôi mua 1 chiếc xe máy cũ từ năm 2018, chỉ có giấy viết tay với người bán, không phải chính chủ đứng tên đăng ký xe. Tôi vừa đem xe đi làm thủ tục thu hồi đăng ký và biển số xe tuần vừa rồi theo hướng dẫn thì mới đây, cán bộ Công an gọi điện nói xe của tôi là xe ăn cắp. Sau đó, họ triệu tập tôi ngày mai lên làm việc. Tôi muốn hỏi, trường hợp này tôi không biết xe mình mua là xe ăn cắp có bị mất xe và phải chịu hậu quả gì không? Tôi có cần chứng minh mình không biết gì về việc chiếc xe trộm cắp không? Xin cảm ơn

Mua phải xe ăn cắp có bị "mất trắng"?

Trước tiên, trường hợp của bạn mua xe ăn trộm nhưng không biết được xác định là người chiếm hữu ngay tình.

Theo Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

Như vậy, chiếc xe này ăn trộm mà có nên phải trả lại cho người mất.

Tuy nhiên, quyền lợi của bạn cũng được pháp luật bảo vệ.

Theo Bộ Luật Dân sự năm 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy việc mua chiếc xe ăn trộm mà bạn không biết sẽ làm giao dịch dân sự vô hiệu.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Điều 133 Bộ luật Dân sự cũng quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình như sau:

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Giao dịch dân sự mua bán của bạn vô hiệu, bạn cần liên hệ với người bán để yêu cầu hoàn trả tiền. Nếu không được trả, bạn có thể kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu hoàn trả.

mua xe an trom co bi mat trang khong
Mua phải xe ăn trộm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)

Mua phải xe ăn trộm có phải chịu trách nhiệm không?

Nếu bạn biết xe là do ăn trộm và không hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp, sẽ bị xử lý về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể, Điều luật này quy định: “Người nào không hứa hẹn trước và chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể lên đến 15 năm tù.
Nếu bạn thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.

Tuy nhiên, nếu bạn không biết gì về chiếc xe do ăn trộm mà có thì bạn không phải chịu trách nhiệm gì.

Hiện nay, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trên đây là thông tin về việc mua xe ăn trộm có bị mất trắng không? Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X