hieuluat
Chia sẻ email

Mức đóng Đảng phí của cán bộ đã về hưu hiện nay thế nào?

Đảng viên khi tham gia tổ chức Đảng phải đóng Đảng phí theo quy định, ngay cả với trường hợp cán bộ đã về hưu vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng Đảng phí. Vậy, mức đóng Đảng phí với cán bộ đã về hưu hiện nay ra sao?

Năm 2022, mức đóng Đảng phí là bao nhiêu?

Câu hỏi: Xin hỏi, năm nay mức đóng Đảng phí là bao nhiêu? Do là Đảng viên mới nên tôi còn chưa nắm rõ vấn đề này. Mong sớm nhận được giải đáp. Tôi cảm ơn!

Tại Quyết định 342/QĐ-TW và Công văn 141-CV/VPTW/nb hướng dẫn về mức đóng Đảng phí, theo đó trường hợp Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên thì đóng Đảng phí theo tỷ lệ % của thu nhập tháng (chưa tính trừ thuế TNCN).

Trường hợp Đảng viên khó xác định được thu nhập thì có mức đóng cụ thể hàng tháng cho từng loại đối tượng.

Cụ thể mức đóng Đảng phí như sau:

- Đảng viên trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công;

- Đảng viên trong Quân đội nhân dân:

+ Nếu là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm: 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH;

+ Là hạ sĩ quan, chiến sĩ, mức đóng hàng tháng là 1% phụ cấp;

+ Đối với công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng: 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng BHXH, tiền công.

- Đảng viên trong Công an nhân dân:

+ Đối với Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm, mức đóng Đảng phí: 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng BHXH;

+ Công nhân, viên chức, người lao động hợp đồng, lao động tạm tuyển: 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng BHXH, tiền công;

+ Trường hợp là hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn hưởng phụ cấp quân hàm; Học sinh, học viên hưởng sinh hoạt phí: 1% phụ cấp, sinh hoạt phí.

- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội;

- Mức đóng đối với Đảng viên làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế:

+ Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công;

+ Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp: 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng BHXH, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.

- Đối với các Đảng viên khác ở trong nước, mức đóng cụ thể như sau:

+ Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do: 6.000 đồng - 10.000 đồng, tùy từng địa bàn.

Riêng đối với Đảng viên ngoài độ tuổi lao động mức đóng bằng 50%;

+ Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp: 3.000 đồng;

+ Đảng viên là chủ trang trại, chủ cửa hàng thương mại, sản xuất kinh doanh dịch vụ: 15.000 đồng - 30.000 đồng, tùy từng địa bàn.

- Đối với Đảng viên sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, thì mức đóng cụ thể với từng trường hợp như sau:

+ Đảng viên ra nước ngoài theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí: 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí;

+ Đảng viên đi du học tự túc và Đảng viên đi theo gia đình: 2 USD;

+ Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh dịch vụ nhỏ: 3 USD;

+ Đảng viên đi xuất khẩu lao động: 2 - 4 USD, tùy từng quốc gia;

+ Đảng viên là chủ hoặc đồng sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại: 10 USD.

Mức đóng Đảng phí với cán bộ đã về hưu thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi, cán bộ nghỉ hưu, về làm bí thư hoặc trưởng thôn thì đóng đảng Đảng phí như thế nào? Tôi cảm ơn!

Theo quy định tại Mục II Hướng dẫn 03-HD/VPTW về thực hiện chế độ Đảng phí theo Quyết định 342-QĐ/TW có quy định như sau:

Đảng viên hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả, mức đóng Đảng phí bằng 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

Ngoài ra, trường hợp Đảng viên nghỉ hưu nhưng được các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, mời tiếp tục làm việc được hưởng tiền công, phụ cấp hằng tháng, mức đóng Đảng phí bao gồm: 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng và 0,5% tiền công, phụ cấp được hưởng.

Với trường hợp của bạn, cán bộ đã về hưu hiện đang làm trưởng thôn có hưởng tiền công, phụ cấp hằng tháng, do vậy mức đóng Đảng phí gồm:

- 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- 0,5% tiền công, phụ cấp được hưởng.

Mức đóng Đảng phí của cán bộ đã về hưu hiện nay thế nào? (Ảnh minh họa)


Không đóng Đảng phí bao lâu thì Đảng viên bị xóa tên?

Câu hỏi: Xin hỏi, đã gần 02 tháng tôi chưa đóng Đảng phí. Vậy trường hợp này tôi có bị xử lý gì không? Có bị xóa tên khỏi Đảng không? Tôi cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 8 Quy định 24/QĐ-TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng về xóa tên Đảng viên như sau:

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Như vậy, theo quy định trên, Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

- Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;

- Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

- Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;

- Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Do đó, trường hợp Đảng viên không đóng Đảng phí từ 03 tháng trở lên mới bị xem xét xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Trên đây là thông tin về Mức đóng Đảng phí của cán bộ đã về hưu. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192  để được hỗ trợ.

>> Mức đóng Đảng phí năm 2022 là bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

X