hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 24/07/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?

Nghị định 73/2024/NĐ-CP điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 01/7/2024. Như vậy mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, nếu đã thay đổi thì mức giảm trừ là bao nhiêu?

Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Như vậy có thể thấy, khi tăng lương cơ sở thì thu nhập chịu thuế tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định về việc tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương cơ sở.

Do vậy, hiện vẫn áp dụng mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, cụ thể:

- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (tức là 132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?
Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở? (Ảnh minh họa)

Một người được giảm trừ gia cảnh cho mây người phụ thuộc?

Tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Theo đó, người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày 01/01/2013 thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Riêng đối với người phụ thuộc khác thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Như vậy, mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.  Tuy nhiên không giới hạn số lượng người được giảm trừ gia cảnh tối đa mà các đối tượng được giảm trừ chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định thì sẽ được giảm trừ gia cảnh.

Theo khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

- Con chưa thành niên hoặc con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

- Những cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định, gồm:

+ Con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;

+ Vợ/chồng không có khả năng lao động;

+ Bố, mẹ đã hết tuổi lao động/không có khả năng lao động;

+ Những người khác không nơi nương tựa người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Trên đây là thông tin về Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X