hieuluat
Chia sẻ email

Hưởng mức lương hưu cao nhất ở Việt Nam là bao nhiêu?

Mức lương hưu vừa được điều chỉnh vào ngày 01/7/2023 vừa qua. Vậy mức hưởng mức lương hưu cao nhất sau khi điều chỉnh sẽ là bao nhiêu? 

Mục lục bài viết
  • 1.Người nhận lương hưu cao nhất là bao nhiêu?
  • 2. Tỷ lệ lương hưu cao nhất theo quy định của Luật BHXH 
  • 3. Cần đóng BHXH trong bao lâu để hưởng mức lương hưu cao nhất?
  • 3.1 Đối với lao động nam
  • 3.2 Đối với lao động nữ

Câu hỏi: Tôi là nam, sinh năm 1967, cuối năm nay tôi về hưu.

Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 22 năm, với mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng là 20 triệu đồng.

Vậy mức hưởng lương hưu cao nhất tôi nhận được là bao nhiêu?

1. Người nhận lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay mức hưởng lương hưu cao nhất cả nước của người lao động là 124.714.600 đồng/tháng. Đây là mức lương hưu tính đến tháng 06/2023 của ông P.P.N.T (Thành phố Hồ Chí Minh).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết ông T trước khi nghỉ hưu đã công tác ở vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc của một công ty FDI. Thời gian ông T tham gia đóng bảo hiểm xã hội là trong vòng 23 với mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trước năm 2007, trước khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực, do không bị giới hạn mức trần, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân theo tháng của ông T lên đến 200 triệu đồng/ tháng.

  • Sau khi Luật BHXH 2006 bắt đầu có hiệu lực, mức trần tiền lương đóng BHXH được giới hạn cao nhất bằng 20 lần số tiền lương tối thiểu của một tháng (hay còn gọi là lương cơ sở). Do đó, khoảng thời gian từ năm 2007 – tháng 03/2015, mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân theo tháng của ông T rơi vào khoảng 15,4 triệu đồng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiết lộ thêm ngoài ông T., thống kê tính đến tháng 4-2023, Việt Nam có đến 471 người hưởng lương hưu với mức hưởng từ trên 20 triệu đồng/tháng.

  • Mức hưởng nhiều nhất thuộc khoảng từ 20 - 30 triệu đồng/tháng của 382 người;

  • Mức hưởng nhiều thứ 2 thuộc khoảng từ 30 – 50 triệu đồng/ tháng của 80 người;

  • Mức hưởng trên 50 triệu đồng/ tháng của 9 người.

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh mức hưởng lương hưu dành cho người lao động. Cụ thể:

  • Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu đối với các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP mà đã được điều chỉnh lương hưu theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

  • Tăng thêm đến 20,8% trên mức lương hưu đối với các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP nhưng chưa được điều chỉnh lương hưu theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP.

  • Người đang trong thời gian hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg;

  • Công nhân cao su đang trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định 206-CP.

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đang trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT.

  • Quân nhân đang trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).

  • Công an nhân dân đang được hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.

  • Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang được hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.

  • Người được hưởng trợ cấp theo chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

  • Người được hưởng trợ cấp hằng tháng theo chế độ tử tuất.

Theo đó, mức hưởng lương hưu cao nhất của ông T., sau 1/7/2023 dự kiến sẽ tăng thêm 12,5%, rơi vào mức 140.000.000 đồng. Tức là tăng hơn 15.000.000 đồng so với mức hưởng lương hưu cũ.

Tương tự trường hợp của ông T., mức hưởng lương hưu của 471 người lao động được nêu trên sẽ được tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu.

Mức hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam lên đến 124 triệu đồng/ tháng

Mức hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam lên đến 124 triệu đồng/ tháng

2. Tỷ lệ lương hưu cao nhất theo quy định của Luật BHXH 

Theo Điều 56 Luật BHXH 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên tối đa không quá 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Điều 54 của Luật BHXH 2014, sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện hưởng lương hưu như sau:

  • Người lao động phải đáp ứng điều kiện về đủ số tuổi nghỉ hưu;

  • Người lao động có thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên;

  • Ngoài ra, làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức rất cao, do đó mức đóng bảo hiểm xã hội cao.

Tỷ lệ hưởng hưu theo quy định có thể lên đến 75% mức bình quân tiền lương đóng BHXH mỗi tháng nhưng do có mức đóng BHXH thấp, thời gian tham gia đóng BHXH ngắn hạn, nghỉ hưu trước tuổi,… dẫn tới mức hưởng lương hưu rất thấp.

Có thể thấy, mức hưởng lương hưu cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng BHXH và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội càng dài, mức đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì mức hưởng lương hưu sẽ tăng cao.

Người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện để hưởng mức lương hưu tối đa

Người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện để hưởng mức lương hưu tối đa

3. Cần đóng BHXH trong bao lâu để hưởng mức lương hưu cao nhất?

3.1 Đối với lao động nam

Để được hưởng mức lương hưu cao nhất, người lao động nam phải tham gia đóng bảo hiểm ít nhất là 35 năm.

Số năm đóng bao hiểm xã hội

Mức hưởng lương hưu cao nhất

20

45%

21

47%

22

49%

23

51%

24

53%

25

55%

25

55%

26

57%

27

59%

28

61%

29

63%

30

65%

31

67%

32

69%

33

71%

34

73%

35

75%

3.2 Đối với lao động nữ

Để được hưởng mức lương hưu cao nhất, người lao động nam phải tham gia đóng bảo hiểm ít nhất là 30 năm.

Số năm đóng bao hiểm xã hội

Mức hưởng lương hưu cao nhất

20

55%

21

57%

22

59%

23

61%

24

63%

25

65%

25

65%

26

67%

27

69%

28

71%

29

73%

30

75%

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội càng dài mức lương hưu càng cao

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội càng dài mức lương hưu càng cao

Người lao động cần nắm rõ quy định mới của Chính phủ tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP để xác định được số năm và mức tiền đóng BHXH nếu muốn hưởng mức lương hưu cao nhất.

Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến lương hưu, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 19006192 để được tư vấn và giải đáp.
Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X