hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 28/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lỗi quá tải: Giới hạn xếp hàng hóa trên xe và mức phạt

Lỗi quá tải là lỗi vi phạm giao thông khá phổ biến, theo đó, giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy, xe ô tô được quy định như thế nào? Mức phạt lỗi quá tải hiện nay là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Mục lục bài viết
  • Quy định về xếp hàng hóa trên xe máy
  • Kích thước giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy 
  • Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
  • Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô
  • Giới hạn xếp hàng hóa trên xe ô tô 
Lỗi quá tải là lỗi vi phạm giao thông khá phổ biến, theo đó, giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy, xe ô tô được quy định như thế nào? Mức phạt lỗi quá tải hiện nay là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Câu hỏi: Tôi thường xuyên chở hàng trên xe máy. Cho tôi hỏi pháp luật cho phép tôi chở bao nhiêu hàng trên xe máy và trong trường hợp tôi chở nhiều hơn quy định thì tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Quy định về xếp hàng hóa trên xe máy

Quy định về xếp hàng hóa trên xe máy

Kích thước giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy 

Theo khoản 2, khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT kích thước giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy được quy định như sau:

- Chiều dài xếp hàng hóa trên xe máy không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài của xe máy (kể cả trường hợp xe đã được cải tạo và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) và không lớn hơn 20 mét. 

- Xe máy không được xếp hàng hóa vượt quá bề rộng giá đèo theo thiết kế về mỗi bên 0,3 mét và phía sau không được vượt quá 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá 1,5 mét tính từ mặt đường xe chạy.

Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?

Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi chở hàng hóa cồng kềnh của xe máy như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[...] 

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[...] 

k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

[...]”

Như vậy, trường hợp xe máy chở hàng hóa cồng kềnh, xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn được quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt đối với hành vì này là từ 400.000 - 600.000 đồng. Trường hợp chở hàng cồng kềnh mà gây tai nạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô

Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô

Tương tự như xe máy, pháp luật có quy định về kích thước xếp hàng hóa và tải trọng cho phép trên xe ô tô khi lưu thông trên đường. Trường hợp tài xế vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Giới hạn xếp hàng hóa trên xe ô tô 

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT giới hạn xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa theo quy định. 

Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, cố định chắc chắn và không gây cản trở đến việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Hàng hóa không vượt quá khối lượng được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Chiều cao xếp hàng hóa trên xe ô tô

Đối với ô tô tải thùng hở, không mui, hàng hóa xếp trên xe không được vượt quá chiều cao được quy định dưới đây:

Khối lượng hàng hóa chuyên chở của xe

Chiều cao xếp hàng hóa tối đa (tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy)

Dưới 2,5 tấn

2,8 mét

2,5 tấn - dưới 5 tấn

3,5 mét

5 tấn trở lên

4,2 mét

Đối với xe chuyên dùng và xe container: chiều cao xếp hàng hóa tối đa là 4,35 mét.

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên xe

Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên xe tối đa là 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe và không lớn hơn 20,0 mét. 

Khi xe chở hàng hóa dài hơn chiều dài của thùng xe phải thì phải có báo hiệu và phải được cố định chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Mức phạt xe ô tô vi phạm giới hạn xếp hàng hóa trên xe

Đối với xe ô tô vi phạm quy định về xếp hàng hóa trên xe, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt như sau:

“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

[...] 

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[...]

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

[...]

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[...] 

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

[...]”

Như vậy, trường hợp xe ô tô vi phạm quy định về chiều rộng và chiều dài khi xếp hàng hóa trên xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng, trường hợp xe vi phạm quy định về chiều cao xếp hàng hóa thì mức phạt sẽ lên đến phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Lỗi quá tải phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?

Trường hợp xe ô tô chở quá tải cả tài xế và chủ xe đều sẽ bị xử phạt. Điều 24 và Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi chở quá tải như sau:

Tỷ lệ quá tải

Mức phạt đối với tài xế

Mức phạt đối với chủ xe *

Dưới 10%

Không bị xử phạt

Trên 10% - 30%

800.000 đồng - 01 triệu đồng

02 - 04 triệu đồng

Trên 30% - 50%

03 - 05 triệu đồng

06 - 08 triệu đồng

Trên 50% - 100%

05 - 07 triệu đồng 

14 - 16 triệu đồng

Trên 100% - 150%

07 - 08 triệu đồng

16 - 18 triệu đồng 

Trên 150%

08 - 12 triệu đồng

18 - 20 triệu đồng

* Lưu ý: Mức phạt đối với chủ xe là mức phạt đối với cá nhân, nếu chủ xe là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân.

Tài xế phạm lỗi quá tải có bị treo bằng không?

Tài xế phạm lỗi quá tải có bị treo bằng không

Đối với hành vi quá tải, bên cạnh việc bị phạt tiền, tài xế còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó chính là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay còn được mọi người gọi là treo bằng, thời gian lâu nhất có thể lên đến 05 tháng. Cụ thể, mức phạt như sau:

Tỷ lệ quá tải

Thời gian treo bằng

Trên 10% - 30%

Không áp dụng

Trên 30% - 50%

01 - 3 tháng

Trên 50% - 100%

01 - 3 tháng

Trên 100% - 150%

02 - 04 tháng

Trên 150%

03 - 05 tháng

Như vậy, tài xế phạm lỗi quá tải sẽ bị treo bằng theo quy định pháp luật. Thời gian treo bằng sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ quá tải mà tài xế vi phạm, dao động từ 01 - 05 tháng.

Trên đây là nội dung liên quan đến lỗi quá tải và quy định xếp hàng hóa trên xe. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay tổng đài  19006199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X