Hiện nay có nhiều tuyến đường muốn đi qua phải đóng phí hay còn gọi là thu phí đường bộ. Vậy mức thu phí đường bộ 2024 là bao nhiêu?
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2024 quy định về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ như sau:
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
2. Xe ô tô không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
- Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải);
- Xe đang tham gia giao thông, sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải) chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông, chỉ sử dụng trong phạm vi:
Trung tâm sát hạch lái xe; nhà ga; cảng; khu khai thác khoáng sản; khu nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
- Xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Như vậy, đối tượng chịu phí đường bộ năm 2024 sẽ bao gồm các loại xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự. Trường hợp xe máy, xe đạp, xe đạp điện,... sẽ không thuộc đối tượng chịu phí đường bộ theo quy định.
Mức thu phí đường bộ 2024 là bao nhiêu?
Mức thu phí đường bộ 2024
Số TT | Loại phương tiện chịu phí | Mức thu (nghìn đồng) | |||||
1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | ||
1 | Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh | 130 | 390 | 780 | 1.560 | 2.280 | 3.000 |
2 | Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ | 180 | 540 | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 |
3 | Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg | 270 | 810 | 1.620 | 3.240 | 4.730 | 6.220 |
4 | Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg | 390 | 1.170 | 2.340 | 4.680 | 6.830 | 8.990 |
5 | Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg | 590 | 1.770 | 3.540 | 7.080 | 10.340 | 13.590 |
6 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg | 720 | 2.160 | 4.320 | 8.640 | 12.610 | 16.590 |
7 | Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg | 1.040 | 3.120 | 6.240 | 12.480 | 18.220 | 23.960 |
8 | Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên | 1.430 | 4.290 | 8.580 | 17.160 | 25.050 | 32.950 |
Ghi chú:
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.
Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Đối với hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, tại Điều 9 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.
- Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí;
- Hình thức một dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;
2. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.
- Phương thức mở là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí không phụ thuộc vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà chỉ phụ thuộc vào kiểu loại phương tiện;
- Phương thức kín là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí dựa vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và kiểu loại phương tiện.
3. Các đoạn tuyến cao tốc; các đoạn tuyến cao tốc nối tiếp nhau; các tuyến cao tốc; các tuyến cao tốc liên kết với nhau được tổ chức thu thành một hệ thống thu thực hiện theo phương thức kín.
4. Làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) tại trạm thu phí.
5. Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cấp có thẩm quyền quyết định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Theo đó, hiện nay có 05 hình thức và phương thức thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.
Trong đó bao gồm hình thức thu tiền tự động mà không cần phải dừng xe lại đóng phí tại trạm, hình thức đóng phí trực tiếp tại trạm thu phí; Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín; Làn thu phí hỗn hợp,...
Có thể thấy, hiện nay việc thu phí dịch vụ đường bộ rất đa dạng về hình thức thu phí nhằm tạo điều kiện, cũng như thuận tiện cho các phương tiện thuộc đối tượng thu phí khi tham gia giao thông đường bộ.
Trên đây là thông tin về mức thu phí đường bộ 2024. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ.