hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Cho thuê, mượn xe là một giao dịch được diễn ra phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mượn xe máy của người khác nhưng không trả. Vậy khi mượn xe máy nhưng không trả thì có bị phạt tù không?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Vừa rồi tôi có cho một người bạn mượn xe máy, nhưng đến nay đã quá hạn trả vẫn không thấy họ mang xe trả lại. Tôi không liên lạc được với họ và nghi ngờ họ đang cố tình không trả lại xe cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Việc thuê, mượn tài sản cá nhân của người khác đã và đang trở thành một hoạt động phổ biến hiện nay.

Hơn nữa, thuê, mượn tài sản cũng dần phát triển trở thành một mô hình kinh doanh, trong đó có kinh doanh cho thuê xe theo giờ, theo ngày,...

Tuy nhiên, khi cho người khác mượn xe máy là tài sản cá nhân của mình cũng gặp phải nhiều rủi ro, đặc biệt là mất tài sản do người mượn xe không hoàn trả. Vậy người mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không?

Việc mượn xe máy nhưng không trả được xác định là hành vi gây thiệt hại, xâm phạm về quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Có thể chia thành 02 trường hợp phổ biến như sau:

Trường hợp 1. Người thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối, lợi dụng việc giả vờ mượn xe máy để chiếm đoạt xe máy thuộc quyền sở hữu của người khác. 

Lúc này, căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bị phạt tù khi trị giá xe máy từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tùy theo mức độ vi phạm mà tội danh này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù.

Trường hợp 2. Mượn xe máy một cách hợp pháp nhưng sau đó mới nảy sinh ý định không trả xe. Trường hợp người vi phạm mượn xe máy thông qua các giao dịch hợp pháp, sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt xe máy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Lưu ý: Đối với tội danh này, giá trị xe máy phải thỏa mãn từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc nếu dưới 4.000.000 đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tùy theo mức độ vi phạm mà tội danh này có thể bị phạt phạt cải tạo không giam giữ đến cao nhất 20 năm tù..

Mượn xe máy nhưng không trả, bồi thường thế nào?

Ngày nay, đa số các giao dịch mượn tài sản nhất là xe máy đều không được lập thành văn bản. Thế nhưng, việc hai bên có thỏa thuận với nhau bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản và có hiệu lực đối với cả hai bên.

Do đó, căn cứ khoản 4 Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên mượn xe máy nếu không trả mà còn làm mất, hư hỏng xe máy đã mượn thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu.

Về mức bồi thường thiệt hại, pháp luật dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên. Nếu như hai bên không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn cư trú để giải quyết.

Mượn xe máy nhưng không trả phải bồi thường như thế nào?

Mượn xe máy nhưng không trả phải bồi thường như thế nào?

Phải làm gì khi cho người khác mượn xe máy nhưng không trả?

Nếu chẳng may rơi vào trường hợp cho người khác mượn xe máy nhưng không trả thì chủ sở hữu xe máy có thể làm theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Nộp đơn khởi kiện đòi lại tài sản tại Tòa án nhân dân cấp quận huyện để đòi lại tài sản đã cho mượn.

Lưu ý: Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi kèm tài liệu chứng minh về việc cho mượn xe một cách hợp pháp.

Cách 2: Chủ sở hữu xe máy đến Cơ quan công an xã, phường, thị trấn để trình báo sự việc một cách sớm nhất.

Lưu ý: Chủ xe máy cần phải làm đơn trình báo, trình bày toàn bộ sự việc trong đơn và gửi kèm chứng cứ.

4. Đơn trình báo mượn xe không trả

Tham khảo mẫu đơn trình báo mượn xe không trả bên dưới:

Mẫu đơn trình báo mượn xe máy nhưng không trả

Mẫu đơn trình báo mượn xe máy nhưng không trả

Trên đây là nội dung tư vấn về Mượn xe máy nhưng không trả có bị phạt tù không. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung có liên quan.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X