Chồng ngoại tình là "nỗi đau" của hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều người ngoại tình còn ngang nhiên đòi quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Pháp luật cũng cho phép vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Riêng con dưới 36 tháng tuổi, Luật này quy định rõ, sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc sau khi ly hôn, ai là người nuôi con trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng bạn.
Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án định đoạt dựa vào tuổi của con, nguyện vọng của con và quan trọng nhất là các điều kiện tốt nhất cho con về mọi mặt.
Đầu tiên, Tòa án sẽ xem xét tuổi của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Sau đó, để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con, Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. .
Theo hướng dẫn tại điểm d mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.
Thông thường, để đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của trẻ, người nuôi dưỡng trẻ cần có:
- Điều kiện về kinh tế: Có thu nhập tốt, ổn định, nhà cửa sẵn sàng để nuôi con;
- Điều kiện về tinh thần như quan tâm, yêu thương con, có thời gian chăm sóc, chia sẻ với con....
Ngoài ra, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng chỉ quy định, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
- Phá tán tài sản của con;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, việc ngoại tình thông thường chưa xếp vào nhóm hành vi đồi trụy. Vì thế, cũng không có căn cứ để cấm cha mẹ nuôi con khi có hành vi ngoại tình.
Tuy nhiên, để được dành quyền nuôi con với chồng trong khi chưa có công việc, chưa lo được cho con, việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị đầy đủ yếu tố vật chất để thuyết phục Tòa án trao quyền nuôi con cho mình. Điều này vừa giúp bạn về mặt pháp lý vừa tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con bạn trên thực tế.
Đồng thời, bạn cũng có thể cung cấp cho Tòa án thấy được hành vi ngoại tình của chồng bạn dẫn đến bỏ bê con cái, thậm chí gây ra ảnh hưởng xấu tới tâm lý của con.
Tòa án sẽ dựa trên các quy định pháp luật vàc xem xét các căn cứ về điều kiện thực tế của bạn và chồng bạn trong việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con bạn vào thời điểm giải quyết đó, để có thể đưa ra quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con.
Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Để chứng minh được chồng ngoại tình, bạn cần có bằng chứng. Bằng chứng ngoại tình là những chứng cứ chứng minh việc ngoại tình của chồng.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.
Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, … giữa chồn bạn và người thứ 3 hay hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình... Hãy đảm bảo, những hành vi được ghi lại đủ thân mật để chứng minh điều này. Chứng cứ phải có tính chân thực, không nên tạo dựng hay làm giả.
Trên đây là giải đáp nếu chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu?