hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 25/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng là ngày nào?

Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng là ngày nào?

Câu hỏi: Dù trong thời chiến hay thời bình thì Bộ đội Biên phòng đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ an ninh cho biên giới Việt Nam và khu vực biên giới. Cho tôi hỏi Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng là ngày nào? Năm nay Nhà nước tổ chức kỷ niệm ngày này như thế nào?

Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng là ngày nào?

Căn cứ theo tại khoản 1 Điều 23 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Ngày truyền thống của bộ đội biên phòng - tức Ngày biên phòng toàn dân được quy định là ngày 03/3 hàng năm.

Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng là ngày nào?

Trước đây, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi trọng là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Do đó, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, Đảng nhận thấy rằng việc có một lực lượng chuyên biệt, vững chắc để có thể bảo vệ được tuyến biên giới của Tổ quốc là vô cùng cần thiết.

Nghị định số 100/TTg do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thành ngày 03 tháng 3 năm 1959 quy định việc thành lập lực lượng Công an Nhân dân vũ trang - là tiền thân của Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Đây cũng là sự dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Bộ đội Biên phòng.

Kể từ đó, ngày 03/3 hằng năm được chọn trở thành Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân một cách chính thức.

Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc:

- Tăng cường cảnh giác cũng như tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tốt chủ quyền an ninh biên giới quốc gia của toàn dân các dân tộc tại khu vực biên giới.

- Nâng cao tinh thần gắn kết giữa lực lượng biên phòng và nhân dân và các lực lượng khác, cùng góp phần ngăn chặn những hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.

- Đồng thời, nhân dịp này, cơ quan chức năng tổ chức hoạt động nhằm kỷ niệm, tôn vinh và khen thưởng Bộ đội Biên phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng biên giới tổ quốc.

Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được tổ chức như thế nào?

Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được tổ chức như thế nào?

Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về  chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương; trong đó có Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với năm tròn thì tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng như sau:

- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức lên kế hoạch tổ chức bao gồm thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng.

- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

(i) Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng do Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt

(ii) Kế hoạch tổ chức các hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng của cấp tỉnh và tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Sau cùng, người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng theo kế hoạch đã được phê duyệt và đảm bảo Lễ kỷ niệm được diễn ra một cách trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

Thứ hai, đối vói những năm không tròn khác: Bộ, ngành, cấp tỉnh không tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng mà thực hiện những hoạt động khác như là tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác

Thứ ba, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước thì chi phí tổ chức Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương.

Cơ cấu tổ chức của Bộ đội Biên phòng? 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đồng thời, Điều 21 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định cơ cấu tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

- Đồn Biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải đội Biên phòng.

Nhiệm vụ, chức năng của bộ đội Biên phòng 

Khoản 2 Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định rõ Bộ đội Biên Phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bộ đội Biên Phòng có 12 nhiệm vụ như sau được quy định tại Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020:

Thứ nhất, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

Thứ hai, tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

Thứ ba thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

Thứ tư, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ tám, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

Thứ chín, tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

Thứ mười, tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Mười một là tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

Mười hai là tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích một cách chi tiết về Ngày truyền thống của bộ đội biên phòng.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X