hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 30/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nghỉ không phép có bị trừ lương không? Nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Người lao động phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty. Vậy khi người lao động nghỉ không phép có bị trừ lương không? Nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

 
Mục lục bài viết
  • Nghỉ không phép có bị trừ lương không?
  • Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
  • Người lao động nghỉ không phép quá 5 ngày làm việc bị xử lý thế nào?

Nghỉ không phép có bị trừ lương không?

Nghỉ không phép có bị trừ lương không?

Nghỉ không phép có bị trừ lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 và Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ tiền lương (gọi tắt là trừ lương) người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động có hành vi làm hư hỏng các thiết bị, dụng cu hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại về mặt tài sản cho doanh nghiệp;

  • Người lao động làm mất các thiết bị, dụng cụ cũng như tài sản của người sử dụng lao động hoặc các tài sản khác được phía người sử dụng lao động bàn giao;

  • Người lao động trong quá trình làm việc đã tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.

Việc khấu trừ tiền lương của người lao động trong các trường hợp trên phải được thông báo rõ cho người lao động được biết và lưu ý mức khấu trừ tiền lương tháng của người lao động không được vượt quá 30% tiền lương thực trả cho người lao động sau khi trừ đi các khoản chi phí bắt buộc.

Theo quy định trên thì việc trừ lương của người lao động không được áp dụng trong trường hợp người lao động nghỉ không phép. 

Về bản chất, khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động thì phải thực hiện đúng theo thoả thuận của các bên trong Hợp đồng lao động cũng như nội quy, quy chế công ty. 

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức phạt tiền hay cắt lương của người lao động để xử lý kỷ luật lao động. 

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động được phép nghỉ việc không hưởng lương 01 ngày trong trường hợp ông bà nội- ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ hoặc anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, người lao động có thể thoả thuận với phía người sử dụng lao động để được nghỉ việc không hưởng lương.

Theo đó, khi người lao động nghỉ không phép thì người sử dụng lao động không được phép trừ lương của người lao động. Người lao động cần phải xem xét kỹ lưỡng về việc nghỉ không phép của người lao động để nắm được số ngày nghỉ không phép của người lao động. 

Từ đó, người sử dụng lao động có thể xác định được trường hợp nghỉ của người lao động là nghỉ không hưởng lương ngày nghỉ hay tự ý nghỉ việc dài ngày thuộc trường hợp phải áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019.

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị sa thải?

Hình thức kỷ luật sa thải là một trong bốn hình thức kỷ luật đối với người lao động được Bộ luật lao động năm 2019 quy định chi tiết. 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (nghỉ không phép) từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày làm việc hoặc từ 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày. 

Thời gian cộng dồn được tính kể từ ngày đầu tiên người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Theo đó, người lao động nghỉ không phép 05 ngày trong một tháng (tương đương 30 ngày) hoặc nghỉ không phép 20 ngày trong một năm (tương đương 365 ngày) thì sẽ bị sa thải theo quy định.

Người lao động nghỉ không phép quá 5 ngày làm việc bị xử lý thế nào?

Để xác định được hình thức xử lý tương ứng đối với người lao động nghỉ không phép quá 05 ngày thì người sử dụng lao động cần phải xem xét xem người lao động nghỉ việc không phép quá 05 ngày làm việc liên tiếp hay quá 05 ngày làm việc cộng dồn. 

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuỳ từng trường hợp nghỉ việc của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ được áp dụng hình thức xử lý tương ứng.

Trong trường hợp người lao động nghỉ việc không phép quá 05 ngày làm việc liên tiếp thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. 

Thông thường, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải thực hiện báo trước trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc không có ý do chính đáng quá 05 ngày liên tiếp thì người sử dụng lao động sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho người lao động.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ không phép quá 05 ngày cộng dồn trong vòng 01 tháng (khoảng 30 ngày) thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019. 

Như vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể diễn ra trên thực tế mà người sử dụng lao động xem xét để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động nghỉ không phép.

Trên đây là một số quy định về nghỉ việc không phép của người lao động mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X