hieuluat
Chia sẻ email

Nghỉ ốm ai trả lương? Nghỉ ốm có được hưởng nguyên lương không?

Ốm đau là một trong những trường hợp khiến người lao động phải nghỉ việc. Nghỉ ốm ai trả lương? Nghỉ ốm có được hưởng nguyên lương không?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi khi tôi nghỉ ốm thì ai có trách nhiệm trả lương cho tôi nếu tôi tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ?
Chào bạn. Do bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ nên việc trả lương khi bạn nghỉ ốm chia thành 02 trường hợp như sau:

Nghỉ ốm hưởng lương từ cơ quan bảo hiểm xã hội

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, đồng thời, thuộc trường hợp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Đáng chú ý, trường hợp ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy phải nghỉ việc thì không được hưởng chế độ ốm đau (cơ quan BHXH không chi trả).

Cũng theo Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được tính như sau:

Mức hưởng

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

X 75 (%)

x

số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Lưu ý, ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không được tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng mỗi năm tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 60 ngày;

Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày; nghỉ tối đa 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp người lao động không nghỉ ốm thông thường mà nghỉ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì mức hưởng được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

- “Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu là 75%. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mức hưởng giảm dần như sau:

+ Bằng 65% nếungười lao động đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng BHXH dưới 15 năm.

- “Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau” được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.

Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Như vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện, người lao động nghỉ ốm đau sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả ốm đau, hay còn được gọi là cơ quan bảo hiểm xã hội trả lương ốm đau.

nghi om ai tra luong

Nghỉ ốm hưởng lương từ công ty

Có một số trường hợp người lao động nghỉ ốm nhưng vẫn hưởng lương từ công ty như:

- Nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép năm

- Nghỉ ốm trùng ngày lễ Tết

- Hưởng lương theo thỏa thuận...

Tuy nhiên, người lao động không được nhận đồng thời tiền lương từ công ty và chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Bởi theo Luật Bảo hiểm xã hội, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần hoặc toàn bộ bù đắp một phần hoặc toàn bộ thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Đối với trường hợp người lao động là F0 nhưng vẫn được đơn vị trả đầy đủ tiền lương (tức thu nhập của người lao động không bị giảm hoặc mất) thì không được giải quyết thêm tiền trợ cấp chế độ ốm đau.

Nghỉ ốm có được hưởng nguyên lương không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày

- Quốc khánh: 02 ngày

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày

- Nghỉ hằng năm: 12 ngày/năm, cứ 05 năm làm việc + 01 ngày;

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Như vậy, nghỉ ốm không thuộc trường hợp được nghỉ hưởng nguyên lương

Trên đây là giải đáp nghỉ ốm ai trả lương? Nghỉ ốm có được hưởng nguyên lương không? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006192 để được tư vấn kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X