Nghỉ ốm chắc hẳn là vấn đề mà người lao động nào cũng gặp phải trong quá trình đi làm của mình. Vậy nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)?
Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì không đóng BHXH?
Chào bạn, về vấn đề người lao động nghỉ ốm tham gia bảo hiểm xã hội, khoản 4, khoản 5, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN0, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN)
Ngoài ra, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Do đó, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn nghỉ tổng cộng 20 ngày, trừ đi 5 ngày cuối tuần thì bạn nghỉ 15 ngày làm việc, có nghĩa bạn nghỉ không không hưởng lương tổng cộng là 15 ngày trong 1 tháng. Đối chiếu quy định trên có thể thấy, trong tháng đó bạn không thuộc đối tượng đóng BHXH, tháng đó cũng không được tính là thời gian hưởng BHXH, tuy nhiên bạn vẫn được hưởng chế độ BHYT.
1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?
Chào bạn, bị ốm, đau phải nghỉ làm là điều không ai mong muốn, tuy nhiên vấn đề này vẫn thường gặp đối với người lao động. Vậy pháp luật có quy định 1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội thì người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Khoản 1 Điều 26 Luật này cũng quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần như sau:
1. Với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng thời gian nghỉ tối đa trong năm là:
- 30 ngày nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 40 ngày nếu đã tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 60 ngày nếu đã tham gia BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
2. Với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên, thì được hưởng:
- 40 ngày nếu đã đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Còn tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định rằng, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy pháp luật hiện hành không quy định người lao động 1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày mà quy định thời gian tối đa người lao động được nghỉ ốm trong 1 năm, và số ngày cụ thể phù thuộc vào thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội cũng như điều kiện làm việc của người lao động đó.
Trên đây là các thông tin giải đáp về quy định nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì không đóng BHXH? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày? Mức hưởng thế nào?