Rất nhiều vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động khi nghỉ ốm đau. Trong đó, bao gồm cả việc nghỉ ốm có được tính phép năm không?
Nghỉ ốm có được tính phép năm không?
Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội quy định nếu người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Cụ thể, nếu nghỉ không quá 180 ngày/năm thì người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả chế độ với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Và mức hưởng tính theo ngày bằng mức hưởng tính theo tháng chia cho 24.
Nếu đã hưởng hết 180 ngày theo quy định vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng:
+ 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên)
+ 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (nếu đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm)
+ 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (nếu đóng BHXH dưới 15 năm)
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động thì thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
Như vậy, có thể kết luận trường hợp của bạn sẽ không được tính phép hàng năm khi số ngày nghỉ vượt quá 2 tháng/năm. Bạn chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội.
Nghỉ ốm trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau?
Vấn đề của bạn, chúng tôi xin thông tin như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì các trường hợp sau đây sẽ không giải quyết chế độ ốm đau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên thì bạn mổ ruột thừa phải nằm viện trong thời gian bạn nghỉ phép thuộc trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau.
Nghỉ phép bệnh có bị trừ chuyên cần không?
Chào bạn, căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
Bên cạnh đó, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Về nguyên tắc trả lương cho người lao động Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
- Trong trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, tiền chuyên cần ở đây có thể hiểu là một khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động ngoài tiền lương mỗi tháng.
Tiền chuyên cần được xác định trên cơ sở người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng và được tính theo tỷ lệ ngày làm việc. Nếu không làm đủ số ngày công của tháng đó thì người lao động không được hưởng tiền chuyên cần.
Hiện nay, Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể về khoản tiền chuyên cần mà đây là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Từ các thông tin trên cho thấy, công ty bạn có thể trừ tiền chuyên cần của bạn nếu bạn không đi làm đủ ngày công của tháng đó.
Những thông tin trên đã giải đáp cho vấn đề nghỉ ốm có được tính phép năm không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Chỉ nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?