Nghỉ ốm là trường hợp vẫn thường gặp đối với người lao động. Để hỗ trợ người lao động trong thời gian nghỉ ốm, nhất là trong các trường hợp nghỉ dài ngày, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có quy định về chế độ ốm đau.
Nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì?
Chào bạn, hiện nay để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần nộp các loại giấy tờ theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
- Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập
- Trường hợp điều trị nội trú
+ Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú thì cần Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).
Trong trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của 1 trong 2 người là bản sao hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Như vậy, theo quy định trên thì muốn hưởng BHXH trong trường hợp bạn điều trị nội trú cần nộp bản sao giấy ra viện, nếu có chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú cần có thêm bản sao giấy chuyển tuyến.
Cách xin giấy ốm bệnh viện thế nào?
Chào bạn, vì là loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, gồm:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Sau khi được thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Trường hợp của bạn nghỉ ốm nhưng không nhập viện điều trị thì bạn không có cơ sở, căn cứ để được cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH.
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
Chào bạn, theo khoản 2, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ y tế quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:
- Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
- Người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
- Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Lưu ý: Người hành nghề làm việc tại cơ sở KCB đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cơ sở KCB không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Phụ lục 7, Thông tư 56 cũng hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:
Quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng với người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Tóm lại, thời hạn của giấy nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ được căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và có giới hạn tối đa như sau:
- 180 ngày: Người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia.
- 30 ngày với các trường hợp còn lại.
Những thông tin trên đã giải đáp cho vấn đề nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Chỉ nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?