Xếp loại chất lượng công chức, viên chức mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng bậc, nâng hạng lương. Vậy viên chức, công chức nghỉ thai sản thì việc xếp loại này được thực hiện như thế nào?
Công chức nghỉ thai sản có được đánh giá cuối năm không?
Câu hỏi: Xin chào HieuLuat, tôi có câu hỏi đề nghị được giải đáp như sau: Tôi đang là công chức và không mang chức danh lãnh đạo. Thời gian tới tôi nghỉ sinh. Vậy HieuLuat có thể cho tôi biết việc đánh giá cuối năm của công chức nghỉ sinh như tôi được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn.
Chào bạn, HieuLuat cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dựa trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP việc đánh giá, xếp loại công chức cuối năm (đánh giá cuối năm) được quy định như sau:
- Công chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Theo đó, công chức trong thời gian nghỉ thai sản vẫn được đánh giá, xếp loại chất lượng. Thời gian làm việc thực tế tại cơ quan của bạn là căn cứ để đánh giá, xếp loại công chức cuối năm. Tùy thuộc mức độ, chất lượng của công việc được hoàn thành mà đánh giá, xếp loại công chức phù hợp. Trong đó, các mức độ xếp loại chất lượng công chức được quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
- Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức. Đồng thời thực hiện tốt các tiêu chí về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật.- Mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Đáp ứng các tiêu chí về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật.
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ: Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp. Đồng thời, đáp ứng các tiêu chí về: Chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật.
- Mức độ không hoàn thành nhiệm vụ: Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền. Công chức có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Và công chức có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.Bên cạnh đó, tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng mà công chức đang nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì họ có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Sau khi tự đánh giá, công chức gửi kết quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP này (khoản 3 Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng công chức phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, gồm có:
- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.Kết luận, trong thời gian nghỉ thai sản, bạn vẫn được đánh giá, xếp loại cuối năm. Kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại của thời gian công tác thực tế tại cơ quan, đơn vị của bạn và phải đảm bảo các nguyên tắc luật định trong quá trình đánh giá.
Xem tiếp: Giáo viên nghỉ thai sản có được đánh giá chuẩn nghề nghiệp không?Nghỉ thai sản có được xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang là viên chức và đang giảng dạy tại một trường cấp 3. Tôi muốn hỏi: Trong thời gian tôi nghỉ thai sản (tôi nghỉ bắt đầu từ tháng 8/2022), tôi có được xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2022 không? Xin cảm ơn.
Chào bạn, với câu hỏi của bạn và dựa theo quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng việc xếp loại viên chức mà bạn đang đề cập chính là việc xếp loại chất lượng viên chức cuối năm được quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Theo nghị định này, mức xếp loại chất lượng đối với viên chức bao gồm các mức từ cao xuống thấp là:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Hiện nay, khoản 3 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về việc xếp loại chất lượng viên chức trong thời gian nghỉ thai sản như sau:…
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
…
Theo đó, việc xếp loại chất lượng viên chức năm 2022 của bạn được căn cứ vào kết quả xếp loại chất lượng viên chức của toàn bộ thời gian thực tế bạn giảng dạy tại trường cấp 3 vào năm 2022. Vì vậy, bạn vẫn có thể được xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2022 nếu kết quả xếp loại viên chức của những tháng bạn giảng dạy tại trường đều là hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xem tiếp: Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù?
Nghỉ thai sản có được xếp loại thi đua không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong được giải đáp như sau: Tôi là giáo viên cấp 1 và là một viên chức. Tôi đang mang thai và dự sinh vào tháng 10 năm nay. Tôi dự định nghỉ thai sản bắt đầu từ tháng 9. Tôi muốn hỏi là trong năm nay tôi có được xếp loại thi đua không? Xin cảm ơn.
Xếp loại thi đua của viên chức hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật thi đua khen thưởng 2003, Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi 2013, Nghị định 91/2017/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 và Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP, danh hiệu Lao động tiên tiến được trao cho các viên chức đạt đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định thời gian viên chức nghỉ thai sản vẫn được tính để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến.
Như vậy, dựa trên quy định pháp luật đã nêu, trong thời gian bạn nghỉ sinh, bạn vẫn được tính là thời gian để xét thi đua cho bạn. Bạn vẫn có thể nhận được danh hiệu Lao động tiên tiến nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.Trên đây là giải đáp thắc mắc về nghỉ sinh có được xếp loại không? nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Nghỉ thai sản được hưởng phụ cấp không?