Bộ luật Dân sự 2015 quy định người giám hộ có quyền gì và những người nào cần phải có người giám hộ. Quy định này là căn cứ rất quan trọng để xác định những giao dịch, những công việc mà người giám hộ được quyền thực hiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Câu hỏi: Chào Luật sư, anh trai và chị dâu tôi mất đột ngột vì tai nạn giao thông. Cán bộ thôn nói với tôi rằng, tôi là người giám hộ đương nhiên cho cháu của mình, nên tôi cần tìm hiểu thêm các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người giám hộ. Tôi không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực pháp lý nên muốn Luật sư có thể giải đáp cho tôi được rõ:
Những người nào có thể là người giám hộ? Người giám hộ cần có tiêu chuẩn gì? Người giám hộ có quyền gì khi thực hiện các công việc giám hộ theo quy định pháp luật (đặc biệt là các quyền về bất động sản)?
Chào bạn, liên quan đến thắc mắc của bạn về ai cần phải có người giám hộ và người giám hộ có quyền gì, chúng tôi giải đáp như sau:
Ai có thể trở thành người giám hộ?
Trước hết, giám hộ được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân đảm bảo đủ điều kiện trở thành người giám hộ, được pháp luật quy định là giám hộ đương nhiên hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án cử thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên, hoặc người có khó khăn trong nhận thức và hành vi).
Điều 48, Điều 49, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người có thể trở thành người giám hộ và điều kiện cụ thể của người giám hộ, chi tiết như sau:
Một là, những cá nhân hoặc pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 được làm người giám hộ
Cá nhân phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau đây để trở thành người giám hộ (Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015) | Pháp nhân phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau đây để trở thành người giám hộ (Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015) |
|
|
Hai là, cá nhân, pháp nhân chỉ được là người giám hộ cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ nếu được người này đồng ý.
Lưu ý:
Việc lựa chọn người giám hộ trong trường hợp này chỉ có giá trị pháp lý khi được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Người giám hộ của người được giám hộ trong trường hợp này là do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 (quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự). Nếu không có người giám hộ theo quy định tại Điều 53 nêu trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ có đủ điều kiện.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 cho phép 01 cá nhân, 01 pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người: Cá nhân, pháp nhân được giám hộ cho nhiều người khi họ đảm bảo được các điều kiện để trở thành người giám hộ như trên.
=> Đây là những điều kiện để trở thành người giám hộ theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, ngoài việc đảm bảo các điều kiện trên, thì để trở thành người giám hộ cho cháu của mình (giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên mà không còn cha mẹ) phải thỏa mãn quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
=> Theo đó, bạn là cô ruột của cháu nên chỉ có thể trở thành người giám hộ cho cháu của mình khi gia đình bạn không có người giám hộ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều 52 mà chúng tôi nêu trên (nghĩa là cháu của bạn không còn anh chị em ruột nào khác, không còn ông bà nội ngoại).
Như vậy, để là người giám hộ thì cá nhân, pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với trường hợp là người giám hộ cho người chưa thành niên không còn cha mẹ thì người giám hộ sẽ được xác định theo thứ tự luật định.
Người giám hộ có quyền gì theo quy định pháp luật?
Quyền của người giám hộ được quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, tùy thuộc người được giám hộ là người chưa thành niên (người chưa thành niên không còn cha mẹ/người chưa thành niên không xác định được cha mẹ…), người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, hành vi mà quyền của người giám hộ cũng có sự khác biệt.
Cụ thể các quyền của người giám hộ như sau:
Quyền của người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự | Quyền của người có khó khăn trong nhận thức, hành vi |
| Người có khó khăn trong nhận thức, hành vi có người giám hộ thông qua Quyết định cử của Tòa án nhân dân. Theo đó, quyền của người giám hộ có được theo quyết định của Tòa án (có thể là toàn bộ những quyền giống như người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ có một trong số những quyền đó). Thông thường, quyền của người giám hộ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của người có khó khăn trong nhận thức, hành vi; sự lựa chọn của họ và mức độ khó khăn trong nhận thức, hành vi của người đó. |
Như vậy, khi là người giám hộ cho cháu của mình, bạn được thực hiện những công việc, hành vi theo các quyền được quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như chúng tôi đã nêu trên, đặc biệt là các quyền liên quan đến tài sản của người được giám hộ (như quyền mua bán, trao đổi, thế chấp...tài sản của người được giám hộ nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, phát triển của người đó).
Trên đây là giải đáp về người giám hộ có quyền gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.