Sa thải là một hình thức kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành. Vậy khi nào người lao động bị kỷ luật sa thải? Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Người lao động bị sa thải sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019 thì sa thải là một trong 04 hình thức kỷ luật lao động được pháp luật quy định để áp dụng đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật về lao động cũng quy định người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 125 Bộ luật này.
Còn đối với những hành vi vi phạm không thuộc quy định tại Điều 125 nêu trên thì người sử dụng lao động không được phép áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động.
Vậy trong trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải thì có được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định không? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động hiện hành thì người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thôi việc khi các bên chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
Hết thời hạn lao động theo thoả thuận trong Hợp đồng lao động xác định thời hạn đã được ký kết trước đó (trừ trường hợp gia hạn Hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019);
Người lao động đã hoàn thành công việc theo thoả thuận trong Hợp đồng lao động;
Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc chấm dứt Hợp đồng lao động đã ký kết;
Người lao động trong quá trình lao động bị kết án theo Quyết định/ Bản án có hiệu lực của Toà án có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc cấm đảm nhiệm công việc được ghi trong Hợp đồng lao động;
Người lao động chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất năng lưc hành vi dân sự hoặc tuyên bố mắt tích hoặc tuyên bố là đã chết;
Người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất năng lưc hành vi dân sự hoặc tuyên bố mắt tích hoặc tuyên bố là đã chết.
Hoặc trong trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân nhưng bị cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo không có người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, không có người được uỷ quyền làm đại diện theo pháp luật;Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật này.
Theo đó, khi việc chấm dứt hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên thuộc một trong các trường hợp đã nêu trên và người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Từ những phân tích trên có thể thấy trường hợp được trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động nghỉ việc không bao gồm trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải.
Người lao động bị sa thải có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp không?
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Như đã phân tích trên thì khi bị áp dụng kỷ luật sa thải thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Vậy khi bị sa thải, người lao động có thể được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 thì điều kiện để người lao động nghỉ việc được hưởng trợ cấp thấy nghiệp được quy định như sau:
Người lao động đã chấp dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái với quy định pháp luật và trường hợp người lao động đủ điều kiện được hưởng lương hưu);
Đảm bảo điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp: đã tham gia từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc;
Người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định;
Người lao động sau khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, khi đảm bảo tất cả các điều kiện trên thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Theo đó, khi bị người sử dụng lao động sa thải mà người lao động đảm bảo được đầy đủ các điều kiện trên thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bởi vì khi công ty sa thải người lao động thì sẽ ra Quyết định sa thải và được xem là văn bản có giá trị làm cơ sở để chứng minh người lao động đã chấm dứt Hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
Bị sa thải có được nhận lương không?
Sa thải là việc người sử dụng lao động không cho phép người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp của mình quản lý. Như vậy, ngoài việc được xem là hình thức kỷ luật thì sa thải còn được biết đến là hoạt động làm chấm dứt Hợp đồng lao động giữa các bên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó có tiền lương cho người lao động trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày các bên chấm dứt Hợp đồng lao động.
Theo đó, khi người lao động bị sa thải thì người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm thanh toán tiền lương tương ứng với thời gian làm việc của người lao động kể từ ngày ra Quyết định sa thải.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như thiên tai, hoả hoạn,... thì thời gian thanh toán có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?” mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.