hieuluat
Chia sẻ email

Người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Lao động nữ khi được nghỉ theo chế độ thai sản sẽ được những quyền lợi nhất định. Trong đó, vấn đề người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không đang là thắc mắc của nhiều người.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Vợ tôi hiện đang nghỉ thai sản. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không? Và mức phí công đoàn hiện nay là bao nhiêu?

Đối tượng bắt buộc đóng phí công đoàn

Công đoàn được hiểu là một tổ chức chính trị - xã hội của công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Công đoàn có vai trò như sau:

- Thứ nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

- Thứ hai, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;

- Thứ ba, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;

- Thứ tư, tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Thứ năm, tổ chức công đoàn duy trì các hoạt động dựa trên nguồn kinh phí công đoàn do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp.

Phí công đoàn được hiểu là kinh phí dùng để tài trợ cho hoạt động đoàn ở đơn vị. Theo đó, phí công đoàn được sử dụng dùng để:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

- Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.

- Quản lý và phát triển công đoàn.

Đối tượng phải đóng phí công đoàn

Đối tượng phải đóng phí công đoàn

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ thì các cá nhân, tổ chức được liệt kê dưới đây phải đóng phí công đoàn:

- Nhóm 1: Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;

- Nhóm 2: Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối);

- Nhóm 3: Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài.

Người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ thì đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Như vậy, đối với người lao động nghỉ thai sản, trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng trợ cấp thì không phải đóng phí công đoàn. Đây là một trong những quy định cho thấy pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Người lao động nghỉ thai sản có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Mức phí công đoàn hiện nay bao nhiêu?

Về mức phí công đoàn hiện được quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ như sau:

Đối với nhóm 1: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Đối với nhóm 2: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Đối với nhóm 3: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Mức phí công đoàn hiện nay là bao nhiêu?

Mức phí công đoàn hiện nay là bao nhiêu?

Trên đây là nội dung tư vấn về Nghỉ thai sản có phải đóng phí công đoàn không.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X