Trả nợ là nghĩa vụ của người vay. Nếu người vay không còn tài sản nào khác để trả nợ theo bản án và quyết định thi hành án thì người cho vay (người được thi hành án) phải làm gì?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Thi hành án mà họ không có tài sản đứng tên vì họ đã sang tên cho người nhà nhưng họ vẫn làm và sử dụng tài sản đó thì làm sao tôi có thể lấy được số tiền mà họ đang nợ tôi? Xin chân thành cảm ơn.
Phải làm gì để đòi được tiền khi người nợ không còn tài sản thi hành án?
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, người nợ tiền bạn đã có quyết định thi hành án theo yêu cầu (Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014). Tuy nhiên, họ không còn tài sản để thực hiện việc thi hành án theo quyết định vì trước khi có quyết định thi hành án họ đã bán toàn bộ tài sản mà họ có cho người khác.
Lúc này, căn cứ khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án dân sự theo yêu cầu sẽ thực hiện các công việc sau đây:- Ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án;
- Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần;- Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh;
- Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.Theo căn cứ trên, có thể thấy:
- Chấp hành viên được phân công phụ trách vụ việc của bạn sẽ thực hiện xác minh thông tin về điều kiện thi hành bản án của bên nợ bạn. Họ sẽ thực hiện xác minh về tài sản, thu nhập, các vấn đề khác của người phải thi hành án ít nhất là 06 tháng một lần, nếu trong trường hợp bên nợ bạn không tự nguyện trả nợ cho bạn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày họ nhận được quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.Nếu bạn nhận thấy chấp hành viên chưa thực hiện xác minh điều kiện thi hành án (xác minh nhân thân, tài sản, điều kiện khác để người nợ bạn phải thi hành theo quyết định thi hành án...) thì bạn có thể liên hệ với chấp hành viên để đề nghị họ thực hiện công việc. Việc người nợ bạn vẫn làm, sử dụng tài sản mà bán cho người khác chính là căn cứ để xác nhận về nguồn thu nhập của họ. Và khi có nguồn thu nhập thì bạn có căn cứ để đề nghị chấp hành viên yêu cầu bên nợ bạn phải trả phần tiền họ nợ bạn theo quyết định thi hành án.
Ngoài ra, bạn cũng cần tự tìm hiểu, tự xác minh các nguồn thu nhập khác, tài sản khác của người nợ bạn để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho chấp hành viên nhằm giải quyết vụ việc của bạn được nhanh chóng, dễ dàng hơn.- Trong trường hợp sau khi đã xác minh điều kiện thi hành án mà người nợ bạn không còn bất kỳ thu nhập nào khác hay tài sản nào khác thì việc thi hành án sẽ không có căn cứ để thực hiện. Lúc này, cần phải đợi đến khi có các thông tin mới về tài sản, nguồn thu nhập của người nợ bạn để tiếp tục yêu cầu họ trả nợ cho bạn theo quyết định thi hành án dân sự theo yêu cầu.
Tóm lại, để người nợ bạn có thể thực hiện việc trả nợ cho bạn được đầy đủ theo quyết định thi hành án dân sự theo yêu cầu thì cần xác minh về điều kiện thi hành án của họ (xác minh về thu nhập, tài sản khác...). Khi họ không còn bất kỳ một loại thu nhập nào khác thì cần phải đợi đến khi có các thông tin mới về tài sản, thu nhập của họ để tiếp tục yêu cầu họ phải trả nợ, thanh toán cho bạn.
Không còn tài sản để thi hành án thì phải làm thế nào? (Ảnh minh họa)
Có được hủy hợp đồng mua bán nhà đất khi có quyết định thi hành án không?
Theo thông tin bạn cung cấp, bên nợ bạn đã thực hiện sang tên nhà đất cho người khác nhưng vẫn làm ăn, canh tác trên phần đất, nhà ở đó, nên không thể loại trừ trường hợp giao dịch sang tên của họ chỉ nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn.Lúc này, căn cứ khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008, khoản 32 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 về việc yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án như sau:
Từ căn cứ trên, nếu có căn cứ để chứng minh rằng việc thực hiện giao dịch mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của bên nợ bạn thực tế là để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bạn thì bạn có thể tự mình hoặc đề nghị công chứng viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:...
2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó....
- Yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng/mua bán đã được ký kết giữa bên nợ tiền bạn với bên mua của họ;
- Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ văn phòng đăng ký đất đai/Ủy ban nhân dân huyện...) hủy hồ sơ thực hiện thủ tục sang tên cho bên mua của bên nợ tiền bạn, hủy hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,...;- Sau khi được tuyên vô hiệu hoặc hủy giấy tờ liên quan, bạn có thể đề nghị chấp hành viên thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định thi hành án theo yêu cầu bằng biện pháp kê biên tài sản.
Xem thêm: Mất bao lâu để kê biên tài sản của người phải thi hành án?- Tài sản sau khi bị kê biên thường sẽ được xử lý bằng cách bán đấu giá, lấy tiền để trả chi phí thi hành án và trả nợ cho bạn.
Kết luận: Nếu có căn cứ cho rằng việc chuyển nhượng/mua bán tài sản của bên nợ bạn nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn, thì bạn có thể tự mình hoặc đề nghị chấp hành viên yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tuyên hợp đồng/giao dịch mua bán/chuyển nhượng mà bên nợ bạn đã thực hiện là vô hiệu.Đồng thời, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hủy các giấy tờ có liên quan đến giao dịch đó. Khi họ không tự nguyện thi hành án thì bạn có quyền đề nghị kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản đã kê biên để trả nợ cho bạn. Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi, nên dựa trên những gì chúng tôi đã giải đáp, bạn lựa chọn đáp án phù hợp với tình huống của mình.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về người nợ tiền không còn tài sản để trả, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.