Cải cách tiền lương là vấn đề được nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…quan tâm. Vậy năm 2024, Nhà nước có thực hiện cải cách tiền lương không? Nguồn cải cách tiền lương năm 2024 được lấy từ đầu?
Nguồn cải cách tiền lương là gì?
Nguồn cải cách tiền lương là gì?
Cải cách tiền lương được hiểu là việc thay đổi cơ bản và toàn diện về chính sách cũng như chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức Nhà nước; người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động nói chung.
Việc cải cách tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các đối tượng được hưởng lương kể trên và cải cách tiền lương thường được thực hiện theo hướng không thấp hơn so với mức lương mà các đối tượng được hưởng lương hiện hưởng.
Cải cách tiền lương được thực hiện với mục đích tạo động lực, khích lệ cho người lao động làm việc, phát huy hết năng lực, trình độ và chuyên môn của bản thân.
Vậy khi thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương sẽ được lấy từ đâu? Nguồn cải cách tiền lương được hiểu là gì?
Theo đó, có thể hiểu nguồn cải cách tiền lương là nguồn tiền dùng để thực hiện cải cách tiền lương, bao gồm các nguồn thu ngân sách địa phương, nguồn tiền tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên và nguồn tiền dùng để cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết được chuyển sang (nếu có)...
Nguồn cải cách tiền lương năm 2024 được lấy từ đâu?
Cải cách tiền lương vào năm 2024 đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất từ trước đến nay.
Theo kết luận của Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, việc cải cách tiền lương năm 2024 sẽ được thực hiện với tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW. Vậy nguồn cải cách tiền lương năm 2024 sẽ được lấy từ đâu?
Tại Hội nghị lần thứ 8 nêu trên, ông Đinh Ngọc Quý- Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội đã nêu ra quan điểm về nguồn cải cách tiền lương của nước ta đã được chuẩn bị sẵn sàng và có thể sử dụng được trong vòng 03 năm tới (từ năm 2024 đến hết năm 2026.
Bên cạnh đó, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện theo lộ trình tăng lương, cụ thể, từ năm 2025 sẽ thực hiện hiện theo lộ trình tăng từ 5-7% mức lương để bảo bảo lương của người làm việc trong cơ quan nhà nước tiệm cận với lương ở khu vực 1 của tư nhân.
Bên cạnh đó, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/201/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2024 và dự kiến cho năm 2024.
Trong đó, dự kiến phát triển kinh tê- xã hội trong năm 2024, Thủ tướng cũng nhấn mạnh về nguồn cải cách tiền lương được thực hiện từ việc tăng mạnh khoản thu ngân sách, tiết kiệm khoản chi và hiện nay đã trích lập được trên 560 nghìn tỷ đồng, đã bảo đảm cho nguồn cải cách tiền lương từ năm 2024 đến năm 2026.
Như vậy, thông qua các ý kiến cũng như kết quả đạt được trong mỗi kỳ họp, có thể thấy nguồn cải cách tiền lương năm 2024 được lấy từ khoản thu ngân sách Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, nguồn tiền tiết kiệm được từ các khoản chi thường xuyên và đến nay nguồn cải cách tiền lương đã hơn 560 nghìn tỷ đồng.
Định hướng cải cách tiền lương năm 2024 thế nào?
Cải cách tiền lương năm 2024 được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2018 với tinh thần tăng lương, bãi bỏ việc tính lương theo mức lương cơ sở mà thay vào đó là xây dựng bảng lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như người phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Theo quy định tại tiểu mục 3.1 mục 3 thuộc Phần II của Nghị quyết số 27/NQ-TW thì lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ được xác định theo cơ cấu mới:
Lương cơ bản: chiếm tỷ lệ khoảng 70% tổng quỹ tiền lương;
Các khoản phụ cấp theo quy định: chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng quỹ tiền lương;
Tiền thưởng: khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.
Bên cạnh đó, việc cải cách tiền lương cũng được xây dựng thành một bảng lương với số tiền cụ thể tương ứng với chức danh, chức vụ lãnh đạo cũng như vị trí việc làm của đối tượng được hưởng lương. Cụ thể:
Xây dựng 01 bảng lương quy định chi tiết mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống Cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương cấp xã;
Xây dựng 01 bảng lương quy định chi tiết mức lương tương ứng với chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp để áp dụng trả lương cho công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
Xây dựng 03 bảng lương dành cho lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
01 bảng lương dành cho sĩ quan quân đội; sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ phục vụ trong lực lượng công an nhân dân;
01 bảng lương dành cho quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ làm chuyên môn kỹ thuật trong công an;
01 bảng lương dành cho công nhân quốc phòng- công an.
Lưu ý: việc xây dựng bảng lương cụ thể được thực hiện trên nguyên tắc mức lương mới không được thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Theo tính toán của cơ quan có thẩm quyền thì nguồn chi phí được dùng để cải cách tiền lương đã lên đến trên 560 nghìn tỷ đồng, có thể đảm bảo chi trả lương trong 03 năm (từ 2024-2026) và dự tính đến ngày 01/7/2024 thì có thể áp dụng chế độ tiền lương mới theo định hướng cải cách trên.
Trên đây là một số quy định về nguồn cải cách tiền lương năm 2024 chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.