hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 17/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp nào nhà ở xã hội thuộc sở hữu của Nhà nước?

Nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước trong trường hợp nào? Nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước thì có được cấp sổ hồng không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nói nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước thì điều kiện mua bán sẽ khắt khe hơn so với các trường hợp khác.

Vậy xin hỏi, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước trong trường hợp nào?

Nhà ở này có đặc điểm gì? Nhà ở này có được cấp sổ hồng khi mua bán không?

Cảm ơn đã hỗ trợ.

Chào bạn, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước có đặc điểm pháp lý gì, được cấp sổ hồng không là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau:

Xác định nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 80 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội thuộc sở hữu là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn hoặc bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở, gồm:

  • Xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

  • Xây dựng bằng công trái quốc gia/hoặc trái phiếu;

  • Xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

  • Xây dựng bằng nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

  • Xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Một số đặc điểm pháp lý cơ bản của nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước như sau:

  • Được đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn hoặc hình thức luật định như chúng tôi đã nêu trên;

  • Có tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn xây dựng giống với các trường hợp nhà ở xã hội khác;

  • Chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua khi đảm bảo đủ điều kiện luật định: Ví dụ như đã hoàn thành phần móng của nhà ở, hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, có văn bản của cơ quan quản lý nhà cho phép bán..(Điều 63 Luật Nhà ở);

  • Chỉ có các đối tượng được quyền mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội mới được nộp hồ sơ xét duyệt, đề nghị mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội;

  • Trình tự mua, thuê mua, mua phải được thực hiện theo các bước luật định;

  • Không được phép ký kết văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội;

  • Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán hết tiền mua bán với chủ đầu tư, bên mua chỉ được phép bán lại nhà ở xã hội cho chủ đầu tư hoặc các đối tượng được mua nhà ỏ xã hội nếu chủ đầu tư không mua với giá bằng giá bán nhà ở xã hội tại cùng khu vực;

Như vậy, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước là một loại nhà ở xã hội nếu như phân loại theo nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Theo đó, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn/hình thức đầu tư xây dựng mà từ nguồn ngân sách, công phiếu, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước… tại Điều 80 Luật nhà ở.

Xem tiếp: Chuyển nhượng dự án nhà ở xã hội như thế nào?

Căn cứ xác định nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nướcCăn cứ xác định nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

Nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước được cấp sổ hồng không?

Căn cứ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 58 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước được cấp sổ hồng nếu thỏa mãn các điều kiện như:

  • Người mua, người thuê mua nhà ở xã hội thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội theo quy định;

  • Là nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo hình thức, nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở 2014;

  • Đã đủ điều kiện được mua bán, thuê mua nhà ở xã hội như đã có văn bản chấp thuận được bán nhà ở xã hội của cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh,...;

  • Có nhà ở xã hội thông qua hình thức tự đầu tư xây dựng hoặc mua hoặc thuê mua;

  • Thực hiện thủ tục mua, thuê mua nhà ở xã hội theo các bước luật định;

  • Người đề nghị cấp sổ hồng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ;

Theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các bước cơ bản thực hiện cấp sổ hồng cho người mua, thuê mua hoặc tự đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ hồng cho nhà ở xã hội

  • Hồ sơ đề nghị cấp sổ hồng lần đầu cho nhà ở xã hội gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký cấp giấy chứng nhận, mẫu 04a/ĐK;

  • Bản vẽ hoàn công của dự án;

  • Giấy tờ tùy thân của bên mua;

  • Hợp đồng thuê mua, mua nhà ở xã hội;

  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin cấp sổ hồng nhà ở xã hội

  • Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán hoặc cho thuê mua thì cơ quan có thẩm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cấp sổ là văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà;

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và Cấp sổ hồng

  • Theo thông báo thuế, người yêu cầu cấp sổ hồng đóng nộp đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình trước khi nhận sổ;

Như vậy, nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước được cấp sổ hồng khi thỏa mãn các điều kiện luật định như:

  • Người mua là đối tượng được hưởng ưu đãi chính sách hỗ trợ nhà ở;

  • Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính;

  • Có hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định;

  • …;

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X