hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 25/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu?

Nên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu? Hạn mức được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là bao nhiêu?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang tìm hiểu về giá nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp/giá mua đất nông nghiệp ở khu vực phía Bắc.

Luật sư có thể cho tôi lời khuyên về vấn đề nên mua/nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu thì hợp lý?

Tôi là cá nhân, là bên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp thì tôi có thể được quyền mua tối đa bao nhiêu mét vuông đất nông nghiệp, thưa Luật sư?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề giá và hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Nên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu?

Trước hết, việc mua bán/chuyển nhượng đất nông nghiệp/quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản khác có liên quan.

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định giá nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bắt buộc phải là bao nhiêu, mà việc xác định giá nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp được thực hiện như sau:

Một là, nếu việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp  thông qua phương án đấu giá

Đấu giá quyền sử dụng đất để bên trúng đấu giá là bên nhận chuyển nhượng (ví dụ đấu giá trong thi hành án, khi tổ chức tín dụng thực hiện xử lý tài sản bảo đảm bằng hình thức đấu giá tài sản…) là một trong những giao dịch về đất đai tồn tại phổ biến hiện nay.

Thông qua đấu giá, bên chuyển nhượng có thể tìm kiếm được người mua/bên nhận chuyển nhượng phù hợp với các yêu cầu/điều kiện của cuộc đấu giá.

Việc đấu giá nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp có thể bao gồm cả việc đấu giá do Nhà nước tổ chức hoặc đấu giá tư nhân. Kết quả của việc đấu giá là bên nhận chuyển quyền sử dụng đất là người trúng đấu giá.

Giá nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phụ thuộc vào giá trúng đấu giá, thường là giá cao nhất trong cuộc đấu giá.

Hai là, do thỏa thuận

Hầu hết các giao dịch mua bán/chuyển nhượng đất nông nghiệp hiện nay sử dụng phương án thỏa thuận để quyết định giá chuyển nhượng.

Các bên trong giao dịch có quyền tự do thỏa thuận, quyết định về giá nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, phương thức thanh toán, bên có nghĩa vụ thực hiện sang tên quyền sử dụng đất và các điều khoản khác trong hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Như vậy, trong các giao dịch nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp hiện nay, giá mua bán/chuyển nhượng được quyết định thông qua thỏa thuận hoặc thông qua đấu giá.

Tùy thuộc vào nhu cầu, sự thỏa thuận của bạn với bên bán/bên chuyển nhượng để định đoạt giá chuyển nhượng phù hợp.

Pháp luật không quy định về giá trong các giao dịch chuyển nhượng đất nông nghiệp cụ thể phải là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không nên thỏa thuận giá dưới mức giá theo bảng giá đất mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất đã ban hành vì giá đất này có liên quan trực tiếp đến mức thuế, phí, lệ phí mà các bên phải đóng.

Khi tính toán tiền thuế, phí, lệ phí cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ so sánh giá ban hành theo bảng giá đất và giá được ghi nhận trong hợp đồng, giá nào lớn hơn sẽ được lựa chọn làm căn cứ tính thuế.
Nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu?

Nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá bao nhiêu?

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là bao nhiêu?

Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là diện tích tối đa mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được nhận chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan.

Căn cứ quy định tại Điều 129, Điều 130 Luật Đất đai 2013, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của người sử dụng đất được quy định như sau:

Loại đất

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Quy định chung cho mọi loại đất

≤ 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất được Nhà nước giao theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013

Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: ≤ 30 ha cho mỗi loại đất;

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: ≤ 20 ha cho mỗi loại đất;

Đất trồng cây lâu năm

- Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng:  ≤ 100 ha;

- Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: ≤ 300 ha;

Đất rừng sản xuất là rừng trồng

- Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng:  ≤ 150 ha;

- Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: ≤ 300 ha;

Một số lưu ý về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất:

- Nếu bên nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nhận chuyển quyền trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất nêu trên được tính bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất;

- Nếu bên nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nhận chuyển quyền nhiều loại đất đã nêu trên thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định;

- Nếu bên nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nhận chuyển quyền vượt hạn mức cho phép mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/07/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền;

Như vậy, tùy thuộc mỗi loại đất nông nghiệp, mỗi khu vực có đất nông nghiệp mà hạn mức nhận chuyển nhượng có sự khác nhau. Bạn đối chiếu cụ thể trường hợp của mình để biết hạn mức tối đa có thể được nhận chuyển nhượng.

Trên đây là giải đáp về Nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp thế nào?

>> Năm 2022, sang tên Sổ đỏ hết bao nhiêu tiền

Có thể bạn quan tâm

X