Không hiếm trường hợp nhân viên ngoại tình khi đi làm việc tại các doanh nghiệp. Và điều nhiều người thắc mắc là nếu nhân viên ngoại tình công ty có quyền đuổi việc không?
Nhân viên ngoại tình công ty có quyền đuổi việc không?
Theo Điều 124 Bộ luật lao động hiện hành quy định có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:
- Khiển trách;
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng;
- Cách chức;
- Sa thải.
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải (đuổi việ) được áp dụng trong trường hợp:
Thứ nhất là khi người lao động có các hành vi như trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc;
Thứ hai là khi người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
Thứ ba là khi người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
Và thứ tư là khi người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Lý do chính đáng được chấp nhận gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động)
Như vậy, căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, có thể thấy nếu Hợp đồng lao động, nội quy lao động của công ty bạn không quy định chế tài xử lý hành vi ngoại tình của người lao động thì người sử dụng lao động không được áp dụng chế tài đối với người lao động.
Tuy nhiên, nếu Hợp đồng lao động, nội quy lao động không quy định chế tài đối với hành vi ngoại tình của người lao động thì người sử dụng lao động vẫn có thể sa thải khi hành vi ngoại tình gây thiệt hại nghiêm trọng:
- Đến tài sản (đánh ghen dẫn đến đập phá tài sản của công ty)
- Hoặc lợi ích (như gây mất trật tự, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, làm mất khách hàng, nguồn đầu tư...).
Thực tế thì việc chứng minh thiệt hại nghiêm trọng không đơn giản nếu nội quy lao động không quy định cụ thể.
Nhân viên ngoại tình, liệu công ty có quyền đuổi việc?
Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Ngoại tình không còn là hiện tượng hiếm thấy. Hành vi này không chỉ vi phạm cả về pháp luật mà còn đi ngược với truyền thống đạo đức.
Trên thực tế thì không phải bất cứ hành vi ngoại tình nào cũng bị xử lý.
Ví dụ một người đã có vợ, có chồng nhưng có tình cảm với một người chưa có vợ, có chồng thì hành vi này chỉ vi phạm về đạo đức, thuần phong mỹ tục nhưng chưa bị xử lý về mặt pháp luật.
Đối với các hành vi ngoại tình khác mà bị xử lý hành chính, khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, quy định:
“1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
…
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình hoặc đã có gia đình mà ngoại tình với người khác, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 3 – 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ngoại tình còn có thể bị xử lý hình sự. Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm đối với người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Có thể thấy, người có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt:
- Vi phạm hành chính từ 03 đến 05 triệu đồng
- Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khung hình phạt có thể lên đến 03 năm tù.
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề Nhân viên ngoại tình công ty có quyền đuổi việc không? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.