hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 12/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên [Cập nhật 2024]

Công dân muốn làm công chứng viên thì ngoài đáp ứng các điều kiện luật định còn phải không thuộc các trường hợp không được làm công chứng viên. Vậy những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên là gì?

Câu hỏi: Theo Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi 2024 thì quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên có điểm gì mới? Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được quy định như thế nào?

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018 thì công chứng viên là người đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp lý, giúp đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hợp pháp của các giao dịch và văn bản pháp lý.

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Theo đó, so với 05 trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018 thì tại Điều 12 Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi 2024 có sửa đổi, bổ sung thêm một số trường hợp. Cụ thể được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Luật Công chứng 2014

Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi 2024

1. Không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo Điều 8 của Luật này.

1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

5. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, trừ viên chức của Phòng công chứng hoặc viên chức, công chức khác của Sở Tư pháp thuộc đối tượng điều động, luân chuyển về Phòng Công chứng sau khi được bổ nhiệm công chứng viên; đang là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

6. Người đang là Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá hoặc đang kiêm nhiệm các công việc theo điểm g khoản 1 Điều 7 của Luật này.

4. Cán bộ bị kỷ luật bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

7. Cán bộ bị kỷ luật bãi nhiệm; công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, Công an nhân dân hoặc buộc thôi việc.

5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

8. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực; người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, thẻ thừa phát lại, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng đó.

Qua trên có thể thấy so với luật cũ thì luật mới sửa đổi theo hướng tăng các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng công chứng viên.

Công chứng viên được bổ nhiệm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? 

Công chứng viên được bổ nhiệm cần phải đáp ứng các điều kiện về kiến thức, kỹ năng và có thời gian công tác nhất định. Những điều kiện này được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, sửa đổi bổ sung 2018 và Điều 8 Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi 2024 như sau:

Luật Công chứng 2014

Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi 2024

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật ≥ 05 năm tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi, thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

- Có bằng cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ luật;

- Có thời gian công tác pháp luật ≥ 03 năm tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

Như vậy, nhìn chung thì điều kiện để trở thành công chứng viên quy định tại Dự thảo luật mới không thay đổi nhiều, đáng chú ý là có hạn chế về số tuổi bổ nhiệm không quá 70 tuổi và giảm số năm công tác pháp luật từ ít nhất 05 năm xuống còn ít nhất 03 năm.

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm các nội dung dưới đây:

- Đối tượng thực hiện: Người đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm công chứng viên theo Điều 8 Luật Công chứng 2014

- Cơ quan bổ nhiệm: Bộ Tư pháp.

- Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;

  • Phiếu lý lịch tư pháp;

  • Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

  • Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

  • Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng;

  • Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

  • Giấy khám sức khỏe.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp

(i) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trả lời bằng văn bản hồ sơ không hợp lệ và nêu rõ lý do.

(ii) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm.

  • Bộ Tư pháp tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả

(i) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trả lời bằng văn bản hồ sơ không hợp lệ và nêu rõ lý do gửi cho Sở Tư phá và người nộp hồ sơ.

(ii) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 30 ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

Bước 4: Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nhận quyết định bổ nhiệm

Lưu ý khi đi nhận kết quả hồ sơ, cần mang theo giấy hẹn và giấy tờ pháp lý cá nhân.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết về Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên [Cập nhật 2024].

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X