Dưới đây là quy định về những trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh, những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh... Hãy cùng theo dõi.
Những trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh
Những trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định các trường hợp sau đây không được thành lập hộ kinh doanh:
Nhóm trường hợp 1:
- Người chưa thành niên: Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi .
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, quy định cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người được tòa án ra quyết định tuyên bố người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ để được xem là người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người này nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác mà dẫn đến phá tán tài sản gia đình và có theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự, quy định cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người mất năng lực hành vi dân sự là người được tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người bị mất năng lực hành vi dân sự trên kết luận giám định pháp y tâm thần.
Căn cứ để được xem là người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần/mắc bệnh khác và không thể nhận thức làm chủ được hành vi và được người có quyền, lợi ích liên quan hoặc từ cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi quy định cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người được tòa án ra quyết định tuyên bố rằng người này là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
Căn cứ để được xem là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là:
+ Người thành niên nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần dẫn đến không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;
+ Có yêu cầu của người này/người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan và trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Nhóm trường hợp 2: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đang bị Tòa cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Nhóm trường hợp 3: Những trường hợp khác theo quy định pháp luật có liên quan.
Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định các trường hợp sau không phải đăng ký hộ kinh doanh:
- Thứ nhất là hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối;
- Thứ hai là người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
- Thứ ba là người kinh doanh lưu động;
- Thứ tư là người kinh doanh thời vụ;
- Cuối cùng là người làm dịch vụ có thu nhập thấp (mức thu nhập thấp có sự khác nhau giữa từng địa phương và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định).
Tuy nhiên, nếu thuộc những trường hợp nêu trên nhưng kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thuộc đối tượng phải thực hiện việc đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
Kinh doanh khi chưa có giấy phép bị phạt thế nào?
Hành vi kinh doanh khi chưa có giấy phép đối với hộ kinh doanh (trừ trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh) thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.
Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với hành vi hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh khi chưa có giấy phép như sau:
- Đối với trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc đối tượng phải đăng ký và trường hợp thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền thì bị xử phạt hành chính từ 05 - 10 triệu đồng. Đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo đúng quy định.
- Ngoài ra, nếu có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã cấp trước đó mà không đăng ký thay đổi thì hộ kinh doanh cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 05 - 10 triệu đồng.
- Ngoài ra nếu trường hợp hộ kinh doanh chưa đăng ký mà tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sau khi có yêu cầu tạm ngừng từ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.
Trên đây là thông tin về trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.