Nhường quyền nuôi con sau ly hôn là tình trạng không hiếm gặp khi người được quyền nuôi con không đủ khả năng chăm sóc, lo lắng cho con cái. Vậy nhường quyền nuôi con sau ly hôn cần thực hiện thủ tục gì?
Nhường quyền nuôi con sau ly hôn cần điều kiện gì?
Chào bạn, trước hết cùng tìm hiểu về điều kiện nhường quyền nuôi con sau ly hôn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng vợ, chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Nếu cả hai bên không đi đến thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nào được trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cha, mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.
Về việc chuyển nhượng quyền nuôi con, theo quy định tại Điều 84 Luật này như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của người cha, người mẹ hoặc cá nhân, tổ chức nào đó thì Tòa án có thể quyết định việc chuyển đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc đổi người trực tiếp nuôi con chỉ giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
Một là khi người cha hoặc người mẹ có thỏa thuận về việc đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hơn.
Thứ hai là khi bên phía người trực tiếp nuôi con không còn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.
Bên cạnh đó, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải phụ thuộc, suy xét vào ý nguyện của con khi con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, nếu trường hợp Tòa án xét thấy cả hai bên cha mẹ đều thiếu điều kiện trực tiếp nuôi con sẽ đưa ra quyết định giao con cho người giám hộ
Trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức liệt kê sau đây có quyền hạn để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ vào lợi ích của con hoặc dựa vào yêu cầu của một hoặc hai bên. Bên phía người cha/mẹ có thể tự đưa ra quyết định nhường quyền nuôi con trước, hoặc hai người thỏa thuận với nhau để quyết định nhường quyền nuôi con.
Việc nhường quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm điều kiện về mọi mặt của con và nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải suy xét đến ý nguyện của con.
Việc nhường quyền nuôi con sau ly hôn phải đáp ứng các điều kiện quy định.
Thủ tục nhường quyền nuôi con sau ly hôn thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hai bên cha mẹ có thỏa thuận về việc đổi người trực tiếp nuôi con có thể đem lợi ích tốt nhất cho con. Thỏa thuận được thực hiện trên nguyên tắc hai bên tự nguyện và chắc chắn phải đảm bảo tốt nhất việc nuôi dưỡng, giáo dục con.
Người trực tiếp nuôi con thiếu điều kiện trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ con.
Như vậy, một bên có thể nhường quyền nuôi con cho bên kia khi:
- Người vợ, người chồng có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của hai bên đối với con sau khi ly hôn.
- Một bên cha, mẹ không đáp ứng đủ một trong các điều kiện về chủ thể hoặc kinh tế.
Về chủ thể
Người trực tiếp nuôi con là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhân phẩm tốt, có phẩm chất đạo đức, không nằm trong các trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ.
Về vật chất
Người trực tiếp nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện về vật chất cũng như có tài sản thông qua thu nhập, công việc, nhà ở… đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người con.
Tất cả điều kiện về vật chất để cho người con có được môi trường sống, cuộc sống tốt nhất phải cân xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi nấng và chăm sóc.
Về tinh thần
Có thể tạo không gian sống, môi trường học tập, vui chơi tốt nhất cho con, đảm bảo con được hình thành và phát triển nhân cách bình thường.
Để thực hiện thủ tục nhường quyền nuôi con, cần chuẩn bị các loại giấy tờ:
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn;
- CMND/CCCD (bản sao có công chứng)
- Giấy khai sinh của con (bản sao có công chứng);
- Các căn cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu muốn đổi người trực tiếp nuôi con.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi mà người còn lại cư trú, làm việc để được giải quyết.
Mẫu đơn nhường quyền nuôi con sau ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
……., ngày…. tháng…..năm
ĐƠN XIN NHƯỜNG QUYỀN NUÔI CON
Căn cứ Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Căn cứ tình hình thực tế
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………..
Tôi tên là:………………………………………………………..
Giới tính:……………………..
Sinh ngày:……………………….
Dân tộc:…………………………..
Quốc tịch:………………………….
Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD) số:…………………………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………….
Địa chỉ hiện tại:……………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………
Fax:…………………………………..Email:………………………………..
Tôi xin nhường quyền nuôi con cho:
Họ và tên:………………………………………
Giới tính:……………………………..
Sinh ngày:………………………………
Dân tộc:………………………………….
Quốc tịch:………………………………….
Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD) số:…………………………..
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………….
Địa chỉ hiện tại:……………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………..
Fax:…………………………………….Email:………………………………
Tôi xin trình bày với quý Toà sự việc như sau:
……………………………………………………………..
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Căn cứ Khoản…Điều…Luật…..
Tôi yêu cầu Toà án thực hiện những điều sau đây:
…………………………………………………………………………
Danh mục tài liệu kèm theo đơn gồm có:
Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;
Bản án ly hôn số ….;
Bản sao chứng thực giấy khai sinh con.
Mong quý Tòa xem xét và thực hiện yêu cầu trên của tôi để con tôi được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ)
Cách viết mẫu đơn nhường quyền nuôi con
Phần 1: Xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
Tại mục “Kính gửi”, người soạn đơn ghi rõ các thông tin của Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
con sau khi ly hôn theo quy định tại điểm I khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Phần 2: Thông tin của người có mong muốn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con và người đang trực tiếp chăm sóc, nuôi con.
- Thông tin về họ và tên (viết bằng chữ in hoa, có dấu);
- Thông tin về ngày tháng năm sinh;
- Thông tin về CMND/CCCD/Hộ chiếu
- Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Thông tin nơi ở hiện tại;
- Số điện thoại liên hệ; …”
Phần 3: Thông tin bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn.
Phần 4: Thông tin về việc hiện con đang được ai nuôi và chăm sóc con trực tiếp.
Phần 5: Đây là phần quan trọng nêu ra thông tin về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con về lý do, ý chí thay đổi quyền nuôi con.
Trên đây là thông tin cho việc nhường quyền nuôi con sau ly hôn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.