Khi thay đổi địa chỉ thường trú, người dân không bắt buộc phải đổi Căn cước công dân (CCCD), dẫn đến thông tin này trên giấy tờ có thể khác nhau. Lúc này, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi như thế nào mới chuẩn?
1. Về luật, chuyển thường trú từ quận A sang quận B là cùng tỉnh, nên không bắt buộc phải đổi CCCD, trong khi, hiện tại giờ đổi cũng chờ lâu, lại dễ sai thông tin nên em chưa muốn đổi. Vậy, nếu em chuyển thường trú về quận B, mà vẫn dùng CCCD cũ (trên CCCD này ghi thường trú quận A) thì khi em mở tài khoản ngân hàng, hay mua bán gì thì hợp đồng em sẽ ghi thường trú tại đâu? Nếu ghi theo CCCD thì quận A, mà thực tế em đã chuyển khẩu về quận B rồi thì ghi thế nào cho đúng?
Xin cảm ơn.
Chào bạn. Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi trước đây, theo Nghị định 05/1999, khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người dân bắt buộc phải đổi Chứng minh nhân dân mới.
Tuy nhiên, theo Luật Căn cước công dân 2014, thay đổi nơi thường trú không làm phát sinh nghĩa vụ đổi thẻ Căn cước của công dân. Vì thế, nhiều người lựa chọn không đổi Căn cước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, việc cấp Căn cước gắn chip vẫn đang bị chậm trễ.Địa chỉ thường trú ghi theo Căn cước công dân hay sổ hộ khẩu?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu. Nói cách khác, nếu hiện nay Căn cước công dân của bạn và sổ hộ khẩu của bạn có địa chỉ thường trú không khớp nhau thì bạn phải khai thông tin thường trú theo sổ hộ khẩu.Tuy nhiên, theo Luật Cư trú 2020, từ ngày 01/7/2021, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Như vậy, hiện nay, địa chỉ thường trú ghi trong sổ hộ khẩu cũng chưa chắc là thông tin chính xác. Mà Cơ sở dữ liệu về cư trú mới là nơi cập nhật thông tin cuối cùng và chính xác nhất về địa chỉ thường trú của công dân. Vì thế, bạn cần lưu ý khai địa chỉ thường trú trên hồ sơ, giấy tờ theo thông tin trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.Theo Nghị định 62/2021, Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm rất nhiều thông tin như số hồ sơ cư trú; Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú; Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú; Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng; Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại; Nơi lưu trú, thời gian lưu trú....
Cũng theo Nghị định này, các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:
- Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi như thế nào mới chuẩn? (Ảnh minh họa)
Sai địa chỉ thường trú có làm hợp đồng vô hiệu?
Theo quy định tại Điều 407, 408 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123);- Vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
- Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);- Vô hiệu do bị nhầm lẫn: Là trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch (Điều 126);
- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);- Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128);
- Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129);- Vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408).
Như vậy, sai nơi đăng ký thường trú được xác định là sai thông tin cá nhân và không thuộc các trường hợp kể trên nên hợp đồng vay sẽ không bị vô hiệu.Về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, vì vậy nếu các bạn đều có sự thống nhất về ý chí về chủ thể của hợp đồng thì những sai sót trên sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các bên thì bạn và các bên còn lại trong hợp đồng nên sửa đổi chính xác dù những thông tin trên.không phải là lý do làm cho hợp đồng bạn ký kết bị vô hiệu.
Trên đây là giải đáp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi như thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Bán nhà bao lâu sẽ bị xóa đăng ký thường trú?