hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 28/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Có 02 khái niệm là phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội để chỉ những hành vi phạm tội chưa được hoàn thành. Vậy phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khác nhau như thế nào?

Câu hỏi: Tôi do xích mích về chuyện đất đai nên tôi có cãi nhau với hàng xóm. Trong lúc nóng nảy, tôi có chạy về nhà và cầm giao định dọa đâm. Nhưng sau đó tôi đã vứt con dao đi và hai bên xảy ra xô xát.Vậy trường hợp của tôi có phạm tội Giết người không?

Thế nào là phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội chưa đạt là việc người phạm tội có ý thực hiện hành vi tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân khác quan ngoài ý muốn.

Phạm tội chưa đạt thường có các đặc điểm sau:

- Người phạm tội đã tiến hành các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm

- Người phạm tội không thực hiện được được tội phạm đến cùng

- Nguyên nhân của trạng thái này là do nguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát, ý thức chủ quan của người phạm tội.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có mâu thuẫn tình cảm với chị Hoàng Thị B nên đã có ý định sử dụng thuốc trừ sâu để giết chị B. Anh A đã lẻn vào trong lán của người hàng xóm làm ruộng để lấy 1 hộp thuốc trừ sâu cho vào nước uống của chị B. Tuy nhiên, hộp thuốc sâu đó bên trong không có thuốc sâu mà lại phân bón dẫn đến chị B không chết. Hành vi của anh A được coi là phạm tội chưa đạt.

Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hành vi "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội" là tự mình chấm dứt hành vi phạm tội mà không vì nguyên nhân khách quan bên ngoài.

Đặc điểm của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:

- Hành vi chấm dứt việc phạm tội là từ ý thực chủ quan của người phạm tội, không phải từ các nguyên nhân khách quan làm cản trở hành vi phạm tội

- Việc chấm dứt này xảy ra trong quá trình người đó đang trong quá trình chuẩn bị phạm tội hoặc thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Ví dụ: A có ý định trộm tài sản của nhà ông B. A đã thực hiện một số hoạt động để thuận tiện cho việc trộm cắp như làm hỏng đường dây điện nhà ông B, cậy cửa sân sau nhà ông B. Tuy nhiên, sau khi lẻn được vào sân sau, A lại sợ hãi và từ bỏ việc trộm tài sản nhà ông B. Hành vi này của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Trộm cắp tài sản. 

Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có điểm giống và khác nhau như sau:

* Giống nhau: Hai hành vi này đều chưa hoàn thành việc phạm tội hay nói cách khác là chưa thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm

* Điểm khác nhau:

- Về nguyên nhân:

+ Tội phạm chưa đạt: nguyên nhân dẫn đến tội phạm chưa đạt là do yếu tố khách quan làm cản trở hành vi phạm tội của người đó.

+ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nguyên nhân là tự ý thức chủ quan của người có hành vi phạm tội. Người đó tự nguyện chấm dứt hành vi mà không phải do yếu tố khách quan tác động đến.

- Về trách nhiệm hình sự:

+ Phạm tội chưa đạt: chịu TNHS về tội phạm chưa đạt

+ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: được miễn TNHS hoặc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành nên tội khách thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội đó.

Người nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có được miễn TNHS không?

Người nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có được miễn TNHS không?

Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Như vậy, có thể hiểu hậu quả của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội định phạm nhưng nếu các hành vi mà người đó thực hiện đủ để cấu thành tội khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành sự về tội đó.

Ví dụ: A có ý định trộm tài sản của nhà ông B. A đã thực hiện một số hoạt động để thuận tiện cho việc trộm cắp như làm hỏng đường dây điện nhà ông B, cậy cửa sân sau nhà ông B. Tuy nhiên, sau khi lẻn được vào sân sau, A lại sợ hãi và từ bỏ việc trộm tài sản nhà ông B. Hành vi này của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Trộm cắp tài sản.

Trường hợp này A có thể được miễn trách nhiệm về Tội trộm cắp tài sản nhưng có thể phải chịu trách nhiệm về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do có hành vi phá hoại đường dây điện và cửa sau nhà ông B. 

Hậu quả của việc phạm tội chưa đạt? Quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt

Hậu quả của phạm tội chưa đạt là phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Theo Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015, Khi quyết định hình phạt đối với hành vi này thì Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, mức độ thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác trong vụ án dẫn đến việc người phạm tội không thể thực hiện được hành vi đến cùng.

Nguyên tắc của quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là nếu điều luật được áp dụng có hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù có thời hạn không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì không quá 3/4 mức phạt tù quy định.

Đối với người phạm tội chưa đạt chưa đủ 18 tuổi thì quyết định hình phạt như sau:

- Mức hình phạt cao nhất của người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là không quá 1/3 mức phạt quy định tại điều 100 và 101 Bộ luật Hình sự 2015;

- Mức hình phạt cao nhất của người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là không quá 1/2 mức phạt quy định tại điều 99, điều 100 và 101 Bộ luật Hình sự 2015;

Bài viết trên đây đã giúp các bạn Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nếu còn vấn đề làm chưa rõ, cần được tư vấn thêm các bạn có thể liên hệ tổng đài:  19006192 để được các chuyên viên giúp đỡ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X