Thời gian thử thách là khoảng thời gian đủ để người bị kết án tự khẳng định về sự tự giác cải tạo của mình. Phạm tội trong thời gian thử thách bị xử lý thế nào?
Phạm tội trong thời gian thử thách là gì?
Theo Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Như vậy, có thể hiểu, thời gian thử thách là thời gian cần thiết để cho người được hưởng án treo chứng tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách ly khỏi đời sống xã hội. Đây chính là thời gian người bị án treo được giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục. Thời gian hưởng án treo được Tòa án ấn định trong khoảng từ 01 đến 05 năm.
Phạm tội trong thời gian thử thách là người được hưởng án treo, đang trong thời gian thử thách nhưng lại phạm một tội mới được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.
Phạm tội trong thời gian thử thách bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)
Phạm tội trong thời gian thử thách bị xử lý thế nào?
Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định như sau: Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo tiếp tục vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
- Người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù. Hình phạt tù sẽ được tính theo bản án đã có hiệu lực của Toà án.
- Thời gian thử thách mà người phạm tội đã chấp hành không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.- Tòa án sẽ buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Điều 56, khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.Tái phạm trong thời gian thử thách có được hưởng án treo không?
Theo khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, trường hợp bạn đề cập, trong thời gian thử thách tiếp tục phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn sẽ buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HĐTP, người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì không cho hưởng án treo.
Điều 7 Nghị quyết này cũng quy định: Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Nghĩa là tái phạm trong thời gian thử thách không được hưởng án treo.Trên đây là giải đáp phạm tội trong thời gian thử thách bị xử lý thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Phạm tội 2 lần có được hưởng án treo không?