hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 28/01/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phản ánh tình hình giao thông dịp Tết, gọi số điện thoại nào?

Để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia công bố số các số điện thoại để người dân có thể gọi đến.

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, người dân có thể phản ánh tình hình giao thông dịp Tết qua những số điện thoại nào? Vì Tết là thời điểm có rất nhiều vấn đề liên quan đến an toàn trật tự giao thông.

Phản ánh tình hình giao thông dịp Tết, gọi số nào?

Chào bạn, để phản ánh tình trạng lộn xộn, mất an toàn cũng như những bức xúc về giao thông dịp Tết, bạn có thể liên hệ đến các số điện thoại được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia công bố:

Tình trạng giao thông

Số điện thoại phản ánh

- Chở quá số người quy định

- Tăng giá vé quá quy định

- Nhồi nhét và chèn ép hành khách

- Chạy sai luồng tuyến, dừng đón trả khách sai quy định, ùn tắc giao thông

và các vi phạm khác, tai nạn giao thông...

0995 67 67 67 hoặc 069 2342608 (Cục Cảnh sát giao thông)

phản ánh các thông tin về tình trạng quá tải tại nhà ga, bến xe; công tác bán vé, hành vi tăng giá vé quá quy định, chạy sai luồng tuyến…

0886 016 640 (Vụ Vận tải - Tổng cục Đường bộ Việt Nam)

Phản ánh các bất cập về tổ chức giao thông, về đường sá, đèn tín hiệu, chở quá tải trọng, ùn tắc giao thông trên cao tốc và các quốc lộ

0916 608085 (Vụ An toàn giao thông - Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Phản ánh và được giải đáp thông tin về đường sắt

0865 367 565 (Cục Đường sắt Việt Nam).

Phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng không

0916 562 119 (Cục Hàng không Việt Nam).

Phản ánh và được giải đáp thông tin về đường thủy

0243 845 1888 (Cục Đường thủy nội địa).

Phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng hải

0914 689 576 (Cục Hàng hải Việt Nam).

Phản ánh chung về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông

0819 115 911 (Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia)

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đề nghị các địa phương công bố số điện thoại đường dây nóng về trậ tự an toàn giao thông của địa phương trên cổng thông tin điện tử của UBND, Công an, Sở GTVT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận các phản ánh của người dân về các nội dung liên quan tới công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn địa phương, đồng thời xử lý theo thẩm quyền.

Lưu ý: Người tham gia giao thông trước khi phản ánh tới đường dây nóng cần có đầy đủ thông tin về:

- Thời gian, địa điểm, biển kiểm soát phương tiện (hoặc số hiệu chuyến bay, chuyến tàu)

- Hành vi vi phạm hoặc vấn đề gây mất trật tự an toàn giao thông

Ưu tiên dùng tin nhắn để đảm bảo chính xác, thuận tiện, an toàn.

phan anh tinh hinh giao thong dip Tet
Người dân có thể phản ánh tình hình giao thông dịp Tết qua các số điện thoại. (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khi đi lại dịp Tết Nguyên đán 2022

Tại Công điện số 1725/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ năng về bảo đảm TTATGT và phòng chống dịch COVID-19 khi tham gia giao thông cho người dân.

- Tuyên truyền người dân thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; tuân thủ nguyên tắc 5K, nhất là luôn đeo khẩu trang khi tham gia giao thông

- Cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong dịp Tết và tại khu vực diễn ra Lễ hội xuân trong các bản tin thời sự.

Đồng thời tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định pháp luật về TTATGT từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022, tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm thường xảy ra trong dịp cuối năm và Tết.

Dịp Tết, người dân cần đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong dịp Tết, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Có thể kể đến các lỗi vi phạm về An toàn giao thông thường gặp và bị xử lý trong dịp Tết, như:

- Lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn, sử dụng ma tuý

- Chạy quá tốc độ quy định

- Chở quá tải trọng, quá số người quy định

- Không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy…

Ngoài ra, người dân đi lại dịp Tết Nguyên đán cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm: Thực hiện 5K; Tự theo dõi sức khỏe...

Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở, đau họng… phải hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, dịp Tết Nguyên đán 2022  tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bệnh COVID-19 lây lan do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Chính vì thế, người dân dù là về quê, đi du lịch hay đi lại với mục đích cá nhân cũng hết sức lưu ý những việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân và phòng chống dịch.

Trên đây là thông tin giải đáp về việc phản ánh tình hình giao thông dịp Tết. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Mức phạt nồng độ cồn năm 2022 thế nào? Có thay đổi không?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X