hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 06/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hàng nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ thường bị nhầm lẫn là một. Vậy có thể phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau.

 
Câu hỏi: Tôi có nhập một ít bánh kẹo từ Trung Quốc về bán tại Hải Phòng. Mấy hôm quá bên quản lý thị trường đến kiểm tra và hẹn tôi lên cơ quan để làm việc và xử phạt. Tuy nhiên, có cán bộ bảo tôi vi phạm buôn bán hàng lậu, có người lại bảo tôi buôn bán hàng không rõ nguồn gốc. Vậy cho tôi hỏi hai hành vi này khác nhau như thế nào và mcusw xử phạt đối với hành vi của tôi là bao nhiêu?

Phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Căn cứ khoản 6 và khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng nhập lậu và hàng không rõ xuất xứ được phân biệt dựa trên các đặc điểm sau:

Hàng nhập lậu

Hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

- Thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc hàng tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép được nhập khẩu.

- Không có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép) và không đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật (đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện).

- Hàng không đi qua đường cửa khẩu theo quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan.

- Hàng nhập khẩu được lưu thông trên thị trường mà không có hoá đơn, chứng từ theo quy định, hoặc có nhưng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Hàng không dán tem nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu phải dán tem) hoặc có dán tem nhưng là tem giả, hoặc đã qua sử dụng.

- Hàng hoá được lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để xác định nguồn gốc nơi xuất xứ hoặc nơi sản xuất của hàng hoá.

Căn cứ để xác định nguồn gốc xuất xứ gồm có:

- Thông tin thể hiện rõ trên nhãn hàng hóa, bao bì và tài liệu kèm theo.

- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua hàng, tờ khai hải quan, và các giấy tờ khác chứng minh quyền sử hữu hợp pháp đối với hàng hoá và giao dịch mua bán hàng hóa hợp pháp giữa cá nhân, tổ chức.

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt bao nhiêu?

Kinh doanh hàng nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi lại Nghị định 17/2022/NĐ-CP tương ứng với từng trường hợp cụ thể:

STT

Trường hợp

Mức phạt tiền

1

Hàng nhập lậu giá trị dưới 03 triệu đồng.

Từ 0,5 - 01 triệu đồng.

2

Hàng nhập lậu giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng.

Từ 01 - 02 triệu đồng.

3

Hàng nhập lậu giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng.

Từ 02 - 04 triệu đồng.

4

Hàng nhập lậu giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

Từ 04 - 06 triệu đồng.

5

Hàng nhập lậu giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng.

Từ 06 - 10 triệu đồng.

6

Hàng nhập lậu giá trị từ 30 - dưới 50 triệu đồng.

Từ 10 - 20 triệu đồng.

7

Hàng nhập lậu giá trị từ 50 - dưới 100 triệu đồng.

Từ 20 - 30 triệu đồng.

8

Hàng nhập lậu giá trị từ 70 - dưới 100 triệu đồng.

Từ 30 - 40 triệu đồng.

9

Hàng nhập lậu giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Từ 40 - 50 triệu đồng.

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt bao nhiêu?

Kinh doanh hàng nhập lậu bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền gấp 02 lần đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người vi phạm trực tiếp nhập hàng lậu có giá trị dưới 100 triệu đồng, hoặc từ 100 triệu đồng trở lên nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

- Hàng nhập lậu thuộc danh mục cấp nhập khẩu hoặc đang tạm ngừng nhập khẩu.

- Hàng nhập lậu là:

  • Thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm;

  • Mỹ phẩm;

  • Trang thiết bị y tế;

  • Thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

  • Hoá chất;

  • Chế phẩm diệt côn trùng;

  • Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi;

  • Diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực y tế và gia dụng;

  • Thuốc thú ý;

  • Phân bón;

  • Thức ăn chăn nuôi;

  • Thuốc bảo vệ thực vật;

  • Giống cây trồng, vật nuôi;

  • Thuốc kích thích tăng trưởng.

Lưu ý: Mức phạt trên được áp dụng đối với người vi phạm là cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần.

Mức phạt kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ 

Mức phạt kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Mức phạt kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi lại Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:

STT

Trường hợp

Mức phạt

1

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 01 - dưới 03 triệu đồng.

Từ 0,5 - 01 triệu đồng.

2

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 03 - dưới 05 triệu đồng.

Từ 01 - 03 triệu đồng.

3

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng.

Từ 03 - 05 triệu đồng.

4

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

Từ 05 - 07 triệu đồng.

5

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng.

Từ 07 - 10 triệu đồng.

6

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 30 - dưới 40 triệu đồng.

Từ 10 - 15 triệu đồng.

7

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 40 - dưới 50 triệu đồng.

Từ 15 - 20 triệu đồng.

8

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 50 - dưới 70 triệu đồng.

Từ 20 - 30 triệu đồng.

9

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 70 - dưới 100 triệu đồng.

Từ 30 - 40 triệu đồng.

10

Hàng không rõ nguồn gốc có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Từ 40 - 50 triệu đồng.

Phạt tiền gấp 02 lần trong trường hợp người vi phạm là người sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc hàng hoá thuộc một trong các trường hợp:

- Thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện.

- Là thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm; mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; thuốc, nguyên liệu làm thuốc; hoá chất; chế phẩm diệt côn trùng; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi; diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực y tế và gia dụng; thuốc thú ý; phân bón; thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; thuốc kích thích tăng trưởng.

Lưu ý: Mức phạt trên được áp dụng đối với người vi phạm là cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần.

Trên đây là những thông tin về phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X