hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là những phần nào? Tự thay đổi thiết kế được không?

Hiện nay, các chủ đầu tư cần phải xác định rõ phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là những phần nào? Tự thay đổi thiết kế được không? Để giải đáp thắc mắc mời bạn theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết. 

 
Mục lục bài viết
  • Phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là gì? Gồm những phần nào?
  • Quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thế nào?
  • Tự ý đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có bị phạt?

Phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là gì? Gồm những phần nào?

Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 Luật nhà ở năm 2014 giải thích về khái niệm phần sở hữu riêng của chủ đầu tư như sau:

“Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư Các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 100 của Luật này thì phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm các phần:

Thứ nhất là phần diện tích bên trong căn hộ (gồm các diện tích của ban công, lô gia gắn liền với căn hộ)

Thứ hai là phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư.

Và thứ ba là hệ thống các thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

Như vậy, ngoài những phần sở hữu chung thì ở chung cư còn có phần sở hữu riêng của chủ đầu tư như nội dung nêu trên.

Phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là những phần nào?

Phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là những phần nào? 

Quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thế nào?

Việc quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu rất quan trọng không việc giữ gìn trật tự chung cư, tránh gây tranh chấp cũng như hạn chế các hành vi vi phạm quy định về sở hữu riêng.

Cụ thể căn cứ theo quy định tạo  Điều 6 Quy chế ban hành kèm Thông tư 02/2016/TT-BXD thì:

Phần diện tích và các thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu ở phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.

Kèm theo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ, chủ đầu tư phải cung cấp bản vẽ theo quy định cho người mua, thuê mua.

Trường hợp ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ trước ngày 02/4/2016 thì việc xác định phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu riêng cũng như việc cung cấp các bản vẽ kèm theo được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Nếu pháp luật về nhà ở không có quy định thì xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhà chung cư có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác quản lý phần sở hữu riêng của mình. Tuy nhiên,việc sử dụng phần sở hữu riêng này phải bảo đảm đúng công năng thiết kế và đúng mục đích đã được phê duyệt.

Lưu ý không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác hoặc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Tự ý đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có bị phạt?

Tự ý đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có bị phạt?

Tự ý đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có bị phạt?

Hiện nay, hành vi tự ý thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là hành vi bị nghiêm cấm.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 nghiêm cấm các hành vi như sau:

Một là chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật;

Hai là lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;

Ba là tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.

Do vậy, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có hành vi tự ý thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư phải chịu các chế tài xử phạt theo quy định nếu bị phát hiện.

Cụ thể, theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng  đồng nếu sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc.

- Phạt tiền từ 60- 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
  • ​Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật hoặc lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
  • Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.

Biện pháp khắc phục hậu quả trong các trường hợp nêu trên là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Lỗi vi phạm về tự ý đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư cùng một hành vi vi phạm hành chính. Mức phạt nêu trên là áp dụng với tổ chức,  đối với cá nhân mức phạt sẽ bằng 1/2 so với tổ chức.

Trên đây là nội dung bài viết phần sở hữu riêng của chủ đầu tư là những phần nào? Tự thay đổi thiết kế được không? đã được chúng tôi đã đáp. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X