hieuluat
Chia sẻ email

Phản tố trong vụ án dân sự là gì? Quyền yêu cầu phản tố

Trong một vụ án dân sự, ngoài việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì nhiều trường hợp sẽ xuất hiện yêu cầu phản tố từ bị đơn. Vậy phản tố trong vụ án dân sự là gì? Quyền yêu cầu phản tố? 

Mục lục bài viết
  • Phản tố trong vụ án dân sự là gì?
  • Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
  • Điều kiện để được phản tố
  • Mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất
Câu hỏi: Xin chào mọi người. Tôi là giám đốc của một công ty. Công ty tôi có mua 1 lô nguyên liệu để sản xuất bột mì từ công ty B. Nhưng do chất lượng nguyên liệu không tốt ảnh hưởng đến việc sản xuất bột mì nên có từ chối thanh toán tiền hàng. Nên công ty tôi bị công B kiện vì không thanh toán tiền hàng. Vậy chúng tôi có thể đưa ra yêu cầu phản tố yêu cầu bồi thường thiệt hại do không sản xuất được bột mì cho khách hàng không?

Phản tố trong vụ án dân sự là gì?

Phản tố trong vụ án dân sự là gì?

Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (TTDS) quy định quyền và nghĩa vụ của bị đơn, trong đó có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Vậy phản tố trong tố tụng dân sự là gì?

Yêu cầu phản tố là yêu cầu, ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện nguyên đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Yêu cầu phản tố này phải được đưa ra trước thời điểm mở phiên kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. 

Yêu cầu phản tố phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Yêu cầu đó phải độc lập với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ án

- Yêu cầu đó phải để bù trừ hoặc loại trừ 1 phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. 

Ví dụ: Trong trường hợp của anh H nêu trên, công ty anh H có bị công ty B khởi kiện vì vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán nguyên liệu sản xuất bột mì. Công ty anh H ngoài việc không chấp nhận thanh toán vì cho rằng chất lượng hàng không đảm bảo, ngoài ra công ty anh H còn muốn đòi công ty B bồi thường thiệt hại vì làm ảnh hưởng đến việc sản xuất bột mì. Thì yêu cầu bồi thường của công ty H có thể được coi là yêu cầu phản tố.

Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

Bộ luật TTDS 2015 quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:

- Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn theo điều 72 Bộ luật TTDS 2015;

- Yêu cầu phản tố có thể được đưa ra cùng với thời điểm nộp văn bản ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn và trước thời điểm mở phiên tòa công khai tiếp cận chứng cứ và hòa giải theo quy định tại điều 200 Bộ luật TTDS 2015.

- Yêu cầu phản tố này được đưa ra đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 

Điều kiện để được phản tố

Điều kiện để được phản tố

Khi bị khởi kiện, bị đơn sẽ phải nộp cho toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, đồng thời có thể quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa văn bản ý kiến của bị đơn đối với nguyên đơn và đơn yêu cầu phản tố. 

Để 1 yêu cầu được tòa án chấp nhận là yêu cầu phản tố thì phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, các trường hợp được chấp thuận là yêu cầu phản tố:

- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án;

- Yêu cầu phản tố để loại trừ việc chấp nhận 1 phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án;;

- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có sự liên quan với nhau và  có thể được giải quyết trong cùng 1 vụ án. 

Thứ hai, tuân thủ thời điểm đưa ra yêu cầu phải phản tố

Thời điểm đưa ra yêu cầu phải tố là khi tòa án có yêu cầu đưa ra văn bản ghi ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn đến trước khi Tòa án mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. 

Mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất

Khi muốn đưa ra yêu cầu phản tố thì bị đơn sẽ cần làm đơn gửi đến Tòa án. Quy trình giải quyết yêu cầu phản tố cũng cần phải trải qua các bước như thu thập chứng cứ, hòa giải, công khai chứng cứ…Về bản chất nó như 1 yêu cầu khởi kiện. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu phản tố mới nhất 2024:
 

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------

………, ngày…. tháng…..năm……

ĐƠN PHẢN TỐ

(Về việc……..)

Kính gửi: Tòa án nhân dân……..

1. NGƯỜI PHẢN TỐ

Họ và tên:…………………..

Ngày sinh:………………….

CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: ………

Địa chỉ liên lạc: ……...……………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. 

Là bị đơn trong vụ án ……………..với nguyên đơn là ông/bà …………………………. Vụ án này hiện đang được Tòa án nhân dân……… thụ lý và giải quyết.

2. NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ

Họ và tên:…………………..

Ngày sinh:………………….

CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: ………

Địa chỉ liên lạc: ……...……………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. 

3. NỘI DUNG PHẢN TỐ

(Trình bày tóm tắt lại nội dung vụ án) ……………………………………

4. YÊU CẦU PHẢN TỐ 

Thông qua các nội dung nêu trên và tài liệu chứng cứ kèm thè,  tôi đề nghị Quý Tòa án xem xét giải quyết những vấn đề sau: 

-

-

-

Những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật và tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. 

Trân trọng cảm ơn!

Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có):

1. …………………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………………

3. ………………………………………………………………………..

 

 

NGƯỜI PHẢN TỐ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được cơ bản về Phản tố trong vụ án dân sự là gì? Quyền yêu cầu phản tố.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X