hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 04/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phát mại tài sản là gì? Trường hợp nào phát mại tài sản?

Phát mại tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biển hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ trường hợp nào sẽ phát mại tài sản hay thủ tục phát mại tài sản như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Mục lục bài viết
  • Thế nào là phát mại tài sản?
  • Trường hợp nào được phát mại tài sản?
  • Các phương thức phát mại tài sản
  • Trình tự, thủ tục phát mại tài sản ra sao?

Thế nào là phát mại tài sản?

Phát mại tài sản là việc ngân hàng hoặc bên cho vay tiền tiến hành công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo đúng quy định pháp luật để thanh toán khoản nợ mà bên vay tiền đến hạn không trả được.

Sau khi bán tài sản bảo đảm thì khoản tiền này sẽ được thanh toán cho bên cho vay tiền. Số tiền còn lại sau khi thanh toán khoản nợ sẽ được trả lại cho bên vay tiền. Nếu khoản tiền bán tài sản không đủ để trả nợ thì khoản nợ này sẽ chuyển sang khoản nợ không có bảo đảm.

Phát mại tài sản là gì? Trường hợp nào phát mại tài sản? (Ảnh minh họa)

Trường hợp nào được phát mại tài sản?

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp phát mại tài sản như sau:

Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định thì bên nhận bảo đảm có quyền phát mại tài sản theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo luật quy định;

Trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm;

Trường hợp bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật

Do đó, chỉ cần có một trong ba căn cứ trên thì bên nhận bảo đảm có quyền phát mại tài sản bảo đảm.

Các phương thức phát mại tài sản

Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, phương thức phát mại tài sản cầm cố, thế chấp được quy định như sau:

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức phát mại tài sản thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác;

Trường hợp các có thỏa thuận về phương thức phát mại tài sản thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức sau: bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; bên nhân bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và các phương thức khác.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì có chủ yếu 3 phương thức phát mại tài sản.

Trình tự, thủ tục phát mại tài sản ra sao?

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, trình tự, thủ tục phát mại tài sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015, trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải tiến hành thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ các quy định sau:

Thứ nhất, về nội dung thông báo xử lý tài sản bảo đảm phải có: Lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ hai, về phương thức thông báo xử lý tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo hoặc gửi thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.

Thứ ba, về thời hạn thông báo xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thông báo ít nhất trước 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản bảo đảm luôn và đồng thời phải gửi thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Giao tài sản bảo đảm để xử lý.

Theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015, người đang giữ tài sản bảo đảm phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm. Trường hợp người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Bước 3: Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.

Việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm phải thực hiện theo quy định tại Điều 304, Điều 305 Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề liên quan đến Phát mại tài sản là gì? Hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006199 để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

X