hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lệnh giao hàng D/O: 5 điều doanh nghiệp nhập khẩu cần biết

Khi hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam thì khi hàng vừa đến hàng, hãng tàu sẽ phải thông báo hàng đến và phát hành lệnh giao hàng D/O và người nhận hàng sẽ lấy lệnh giao hàng này, thanh toán chi phí để được nhận hàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lệnh giao hàng D/O.

Mục lục bài viết
  • Phí D/O là gì? Gồm các loại nào?
  • Phí D/O năm 2024 là bao nhiêu? Các chi phí đi kèm khi lấy lệnh D/O?
  • Khi nào cần lệnh giao hàng D/O?
  • Chi tiết quy trình lấy lệnh D/O
  • Mẫu lệnh D/O gồm có nội dung gì?
Câu hỏi: Tôi muốn tìm hiểu về quy trình nhập khẩu hàng hoá theo đường biển và các vấn đề liên quan, trong đó có lệnh giao hàng D/O nhưng tôi không hiểu rõ nghiệp vụ này. Nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi.

Phí D/O là gì? Gồm các loại nào?

D/O (viết tắt của Delivery Order) - Lệnh giao hàng là một loại chứng từ trong vận tải quốc tế, do hãng vận tải phát hành cho chủ hàng hoá hoặc shipper để trình cho cơ quan giám sát hàng hóa nhằm lấy hàng khỏi container, kho bãi,...

Phí DO là gì?

Phí DO là gì?

Phí D/O (viết tắt của Delivery Order free) được hiểu là lệnh giao hàng, chứng từ do hãng tàu phát hành, dùng để cho mục đích nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận để trình cơ quan giám sát kho hàng trước khi rút hàng ra khỏi kho bãi, container.

Muốn được phát hành D/O thì phải đóng một khoản phí nhất định gọi là phí D/O. Phí D/O là phí lệnh giao hàng (lưu ý không phải là phí chứng từ), phát sinh khi lệnh giao hàng được phát hành theo quy định.

Hiện nay, có các loại D/O khác nhau được phân loại tuỳ vào bên phát hành lệnh giao hàng, cụ thể gồm có:

- D/O do forwarder phát hành: Loại D/O này do các đại lý, đơn vị vận chuyển cấp phát cho đơn vị/đối tượng nhận hàng. Lệnh này cũng yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho người nhận hàng. Cần lưu ý rằng nếu forwarder phát hành D/O mà không phải là bên phát hành bill thì người nhận sẽ không thể lấy được hàng, trường hợp này muốn lấy hàng thì phải xuất trình thêm các chứng từ khác có liên quan. Bạn cần phải đóng phí D/O trực tiếp theo yêu cầu để nhận hàng và chỉ cần đóng 01 lần cho đơn vị forwarder.

- D/O do các hãng tàu phát hành: Lệnh D/O do các hãng tàu phát hành yêu cầu rõ người giữ hàng phải bàn giao hàng cho người nhận hàng. Trên thực tế, hãng tàu sẽ yêu cầu forwarder giao hàng, và sau đó forwarder giao hàng cho bên nhận hàng. Phí D/O của hãng tàu chỉ cần đóng 1 lần và phải đóng cho hàng tàu làm việc trực tiếp.

Phí D/O năm 2024 là bao nhiêu? Các chi phí đi kèm khi lấy lệnh D/O?

Phí D/O năm 2024 là bao nhiêu?

Phí D/O năm 2024 là bao nhiêu?

Phí D/O hiện nay dao động khoảng từ 30 - 40$ tuỳ từng hãng tàu. Phí này sẽ được báo giá cùng các loại phí LCC khác tại cảng nhập hàng và chủ hàng cần phải thanh toán các khoản chi phí này mới được nhận hàng.

Ngoài phí D/O, để nhận lệnh giao hàng thì còn phải thanh toán thêm các khoản phí đi kèm gồm có: Phí vệ sinh container; Phí THC; Phí cước container; Phí CFS hàng lẻ.

Trong trường hợp đơn vị nhập khẩu lấy hàng từ trên tàu xuống cảng và hàng để nguyên trong container thì D/O được đóng dấu là hàng giao thẳng. Còn đối với trường hợp bên nhập khẩu cắt chì container tại bãi thì D/O được đóng dấu là hàng rút ruột.

Khi nào cần lệnh giao hàng D/O?

Lệnh giao hàng D/O được lấy sau khi hàng đến cảng, có thể lấy D/O trước hoặc sau hoặc cùng lúc với việc làm thủ tục hải quan (vì lệnh D/O độc lập với việc làm thủ tục hải quan).

- Đối với lô hàng nguyên: Thường thì sau khi tàu vào cảng phải khai thác tối thiểu là từ 08 - 12 giờ mới xuống cảng để đổi lệnh và lấy hàng.

- Đối với lô hàng lẻ: Thông thường phải mất khoảng 02 ngày để khai thác hàng về kho. Do kho hàng còn phải làm thủ tục để kéo container từ cảng về kho và khai thác từ container vào trong kho.

Chi tiết quy trình lấy lệnh D/O

Quy trình lấy lệnh D/O gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: D/O do hãng tàu hoặc forwarder cấp để nhận hàng. Trước đó, bạn sẽ được nhận giấy thông báo hàng đến từ hãng tàu thông qua forwarder.

Bước 2: Trường hợp là lệnh nối thì sau khi nhận được từ hãng tàu B/L và giấy báo hàng đến, để có được bộ chứng từ đâỳ đủ và một vào giấy giới thiệu từ công ty khách hàng, bạn sẽ đến đại lý hoặc hãng tài để lấy lệnh.

Bước 3: Nếu là hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thì khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng, nhân viên phải mang theo vận đơn gốc của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty. Trong trường hợp nhận bộ lệnh giao hàng ở đại lý giao nhận khác thì chỉ cần mang theo giấy giới thiệu. Sau đó thông báo hàng đến là bạn có thể nhận được bộ lệnh giao hàng.

Mẫu lệnh D/O gồm có nội dung gì?

Lệnh giao hàng D/O là chứng từ mà người nhận hàng bắt buộc phải có để được nhận hàng. Thông thường, mẫu lệnh D/O sẽ bao gồm các nội dung như sau:

- Tên và hành trình di chuyển của tàu hàng.

- Người nhận hàng.

- Cảng dỡ hàng.

- Ký mã hiệu của hàng hoá.

- Số lượng, trọng lượng và thể tích của hàng hoá.

Trên đây là những thông tin về phí D/O là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X