Phí thừa kế đất đai gồm những loại gì? Mức cụ thể là bao nhiêu? Nếu tặng cho luôn phần tài sản mình được hưởng cho người khác thì có mất phí không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, cha mẹ tôi mất có để lại tài sản thừa kế là đất đai cho anh chị em chúng tôi.
1. Chi phí thừa kế đất đai có đắt không? Cụ thể là bao nhiêu tiền?
2. Chị em tôi cùng tặng cho anh cả phần tài sản của chúng tôi khi nhận thừa kế thì có mất phí không?
Chào bạn, với vướng mắc pháp lý về chi phí thừa kế đất đai mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Chi phí thừa kế đất đai là bao nhiêu?
Chi phí thừa kế đất đai hay chính là khoản tiền mà người nhận thừa kế tài sản là đất đai có nghĩa vụ kê khai, đóng nộp cho Nhà nước.
Các khoản chi phí này được tính theo tùy thuộc vào từng giai đoạn thực hiện thủ tục nhận tài sản thừa kế.
Cụ thể, chi phí để nhận thừa kế tài sản là đất đai (trừ các trường hợp được miễn giảm theo quy định pháp luật) bao gồm:
Loại chi phí | Mức phí cụ thể | Căn cứ pháp lý |
Chi phí công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản |
|
|
Chi phí đo đạc tách thửa | Theo thỏa thuận hoặc theo quy định về việc đo đạc tại địa phương | |
Lệ phí trước bạ | 0,5% giá trị tài sản được hưởng | Nghị định 10/2022/NĐ-CP |
Phí thẩm định hồ sơ | Theo quy định của từng tỉnh, thành phố nơi có đất | Thông tư 85/2019/TT-BTC |
Lệ phí cấp sổ đỏ/giấy chứng nhận | ||
Thù lao ủy quyền thực hiện công việc (nếu có) | Theo thỏa thuận | |
Thuế thu nhập cá nhân | Miễn |
|
Như vậy, chi phí thừa kế đất đai bao gồm lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp sổ đỏ…như chúng tôi đã nêu trên.
Tặng cho tài sản khi nhận thừa kế có mất phí không?
Bên cạnh vấn đề phí thừa kế đất đai, người được nhận tài sản mà có nhu cầu được tặng cho phần tài sản của mình cho những người thừa kế khác thì quan tâm nhiều hơn đến chi phí tặng cho này.
Dưới góc độ pháp lý, việc tặng cho phần tài sản thừa kế mà mình được hưởng cho những người đồng thừa kế khác được thực hiện theo một trong những cách sau:
Cách 1: Thể hiện việc tặng cho trong văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế;
Đây là trường hợp người tặng cho và người nhận tặng cho cùng thuộc 1 hàng thừa kế và cũng được hưởng tài sản thừa kế tại thời điểm phân chia.
Việc tặng cho này phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại thời điểm lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014).
Cách 2: Sau khi đã đăng ký biến động, sang tên sổ đỏ, người tặng cho và người nhận tặng cho ký kết hợp đồng tặng cho và đăng ký sang tên theo quy định.
Do việc tặng cho thừa kế này trong trường hợp của bạn là tặng cho giữa các anh chị em ruột với nhau nên theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 113/2013/TT-BTC, khoản thu nhập này được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Nói cách khác, khi các anh chị em trong gia đình bạn tặng cho nhau phần tài sản của mình cho người còn lại cùng hàng thừa kế thì không phải mất thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài thuế thu nhập cá nhân, người nhận tặng cho vẫn phải chịu các khoản chi phí là: Phí thẩm định hồ sơ, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, chi phí tách thửa (nếu phải tách thửa) với mức cụ thể như chúng tôi đã nêu ở trên.
Kết luận: Ngoài chi phí thừa kế đất đai theo phần mình được hưởng thì người nhận tặng cho tài sản thừa kế từ đồng thừa kế còn lại cũng phải chịu các khoản phí tương ứng với phần tài sản mình được nhận tặng cho.
Các chi phí này gồm lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí trước bạ…