hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 27/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?

Bảo vệ dân phố được xem là lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở mỗi khu dân cư, phường, xã. Vậy điều kiện trở thành bảo vệ dân phố là gì? Các chế độ chính sách được hưởng? Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?

 
Mục lục bài viết
  • Bảo vệ dân phố là ai? Điều kiện để trở thành bảo vệ dân phố
  • Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?
  • Phụ cấp hàng tháng đối với bảo vệ dân phố
  • Các chế độ khác cho bảo vệ dân phố
  • Đề xuất tăng phụ cấp hàng tháng cho bảo vệ dân phố
Câu hỏi: Nếu tôi muốn làm Bảo vệ dân phố thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Bảo vệ dân phố có được hưởng các chính sách trợ cấp từ nhà nước không? Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?

Bảo vệ dân phố là ai? Điều kiện để trở thành bảo vệ dân phố

Bảo vệ dân phố được định nghĩa là những cá nhân thuộc lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự xã hội (theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP).

Bảo vệ dân phố có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác với mục đích bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích cho công dân.

Lực lượng bảo vệ dân phố được thành lập tại các phường, thị trấn, nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do UBND địa bàn đó quyết định thành lập và trực tiếp điều hành quản lý, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, ngoài ra còn được hướng dẫn trực tiếp bởi Công an phường.

Để trở thành bảo vệ dân phố, công dân phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP như sau:

- Bảo vệ dân phố phải là công dân có quốc tịch Việt Nam.

- Công dân có số tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Công dân cư trú ổn định tại địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam.

- Công dân có lý lịch rõ ràng, cả bản thân và gia đình phải gương mẫu chấp hành pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Có sức khỏe tốt, có điều kiện.

- Có đầy sự nhiệt tình và tự nguyện tham gia vào các hoạt động xã hội.

- Am hiểu về pháp luật và phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

- Là người không có tiền án, tiền sự, không đang trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù nhưng được hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc không đang trong giai đoạn phải chấp hành các biện pháp xử lý hành chính khác.

- Có mối quan hệ tốt và được sự tín nhiệm từ nhân dân, được nhân dân trong khu dân cư giới thiệu, đề cử, bầu cho.

Điều kiện trở thành bảo vệ dân phốĐiều kiện trở thành bảo vệ dân phố

Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?

Phụ cấp hàng tháng đối với bảo vệ dân phố

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP, bảo vệ dân phố sẽ được hưởng chính sách phụ cấp hàng tháng. Khoản phụ cấp này được chi trả bởi UBND phường. 

Mức phụ cấp hàng tháng sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tùy thuộc vào điều kiện, khả năng sau khi cân đối nguồn ngân sách của mỗi địa phương.

Mức phụ cấp hàng tháng của bảo vệ dân phố sẽ được tính dựa theo chức danh như sau:

- Trưởng ban.

- Phó trưởng ban.

- Tổ trưởng, tổ phó, tổ viên của lực lượng Bảo vệ dân phố. 

Nếu bảo vệ dân phố cùng lúc giữ nhiều chức danh khác nhau thì người đó sẽ được hưởng phụ cấp theo chức danh cao nhất của mình. 

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, mức phụ cấp bảo vệ dân phố hiện hành được nâng thêm 700.000 đồng từ 1.500.000 đồng/tháng thành 2.200.000 đồng/tháng. 

Ngoài ra, các mức phụ cấp chức vụ như sau:

- Phụ cấp trách nhiệm của Trưởng ban Bảo vệ dân phố: 200.000 đồng/người/tháng.

- Phụ cấp trách nhiệm của Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố: 150.000 đồng/người/tháng.

- Phụ cấp trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó Bảo vệ dân phố: 100.000 đồng/người/tháng.

Bảo vệ dân phố còn được hưởng trợ cấp trang phục hàng năm. Mức trợ cấp dựa theo của quyết định Ủy ban nhân dân thành phố. 

Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?Phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền?

Các chế độ khác cho bảo vệ dân phố

- Trường hợp bảo vệ dân phố trong lúc đang làm nhiệm vụ được giao mà hy sinh hoặc bị thương: Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương, người đó sẽ được xem xét để được hưởng chính sách là liệt sỹ hoặc thương binh theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Trường hợp bảo vệ dân phố phải tập trung để bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự: Được hưởng phụ cấp đi lại, ăn ở.

- Được hỗ trợ mua BHYT tự nguyện hàng năm.

- Chính sách khen thưởng: Đối với những tổ chức, cá nhân bảo vệ dân phố có thành tích xuất sắc sẽ được xét thi đua khen thưởng hằng năm. Trường hợp bảo vệ dân phố có thành tích đột xuất sẽ được xét khen thưởng theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2022

Đề xuất tăng phụ cấp hàng tháng cho bảo vệ dân phố

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi tờ trình đề nghị tăng mức phụ cấp hằng tháng, trợ cấp trách nhiệm, trợ cấp trang phục và hỗ trợ mua BHYT tự nguyện đối với lực lượng bảo vệ dân phố. Cụ thể:

- Phụ cấp bảo vệ dân phố: bằng 02 lần mức lương cơ sở, tức 3.600.000 đồng/người/tháng, tăng 1.400.000 đồng so với mức phụ cấp hiện hành. 

- Phụ cấp chức vụ bảo vệ dân phố: tăng thêm 50.000 đồng/người/tháng.

- Trợ cấp trang phục: 2.000.000 đồng/người/năm.

Trên đây là thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi phụ cấp bảo vệ dân phố được bao nhiêu tiền và điều kiện để trở thành bảo vệ dân phố. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến mức trợ cấp hay các chính sách, chế độ bảo vệ dân phố được hưởng, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp qua hotline  19006192 .

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X