Phụ cấp điện thoại, xăng xe là các chế độ ưu đãi mà một số doanh nghiệp dành cho người lao động. Các khoản phụ cấp này sẽ được trả kèm lương hàng tháng. Vậy phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập sau đây sẽ chịu thuế TNCN:
STT | Loại thu nhập chịu thuế | Chi tiết |
1 | Thu nhập từ hoạt động kinh doanh | - Đối tượng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả hàng hóa, cung ứng dịch vụ). Lưu ý: Không áp dụng đối với cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm; - Đối tượng hành nghề độc lập theo diện giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề như Kế toán viên, Luật sư,... |
2 | Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc | Bao gồm: - Tiền lương, tiền công và các khoản tiền khác mang tính chất như tiền lương và tiền công; - Các khoản phụ cấp (xăng xe, phụ cấp độc hại,...), trợ cấp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp tai nạn lao động,...); - Tiền thù lao nhận dưới mọi hình thức; - Khoản tiền thu được từ việc tham gia vào các hiệp hội, hội đồng quản trị, quản lý,... - Các khoản tiền thưởng (không bao gồm tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước trao tặng, hoặc thưởng kem các giải thưởng quốc gia/quốc tế) |
3 | Thu nhập từ việc đầu tư tiền, vốn | - Tiền lãi suất cho vay; - Lợi tức cổ phần nhận được tại CTCP cá nhân đầu tư vốn; - Phần tiền lãi từ trái phiếu, tín phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. |
4 | Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp, chuyển nhượng bất động sản | Chuyển nhượng phần vốn góp, chứng khoán, bất động sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quyền thuê đất; quyền sở hữu và sử dụng nhà ở) hoặc dưới các hình thức khác |
5 | Thu nhập từ phần thưởng trúng thưởng | Trúng thưởng xổ số, từ các chương trình khuyến mại, các trò chơi/cuộc thi. |
6 | Thu nhập từ bản quyền | Thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT, chuyển giao công nghệ. |
7 | Thu nhập từ việc nhận thừa kế hoặc/và nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp, bất động sản và các tài sản khác | Chứng khoán, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, bất động sản hoặc các dạng tài sản khác có được thông qua việc nhận thừa, tặng cho |
8 | Thu nhập từ hoạt động nhượng quyền thương mại |
Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?
Theo quy định tại điểm đ.4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản lợi ích được chi trả bởi người sử dụng lao động ngoài tiền lương, tiền công bao gồm:
- Tiền nhà ở, điện nước, các dịch vụ kèm theo;
- Tiền mua bảo hiểm không bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Phí hội viên cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, thể thao, vui chơi giải trí, mỹ phẩm làm đẹp,...
- Các khoản chi trả phí văn phòng phẩm, phí công tác, phí điện thoại, trang phục,...
- Chi phí trả cho người giúp việc, lái xe, người làm công việc khác tại công ty;
- Các khoản tiền thưởng.
Có thể thấy cho phí dành cho điện thoại là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.
Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?
Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại thuộc nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc chịu thuế TNCN.
Hơn nữa, theo Công văn số 5808/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giải đáp thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân đã hướng dẫn cụ thể như sau: Trong trường hợp Người sử dụng lao động (Công ty) chi trả khoản tiền phụ cấp (phụ cấp xăng xe đi lại) cho người lao động theo hình thức chi trả hàng tháng và được thể hiện trên bảng lương thì khi đó người sử dụng lao động phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vì vậy, phụ cấp xăng xe là thu nhập có tính thuế TNCN.
Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Phụ cấp điện thoại, xăng xe có phải đóng BHXH không?
Theo Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương đóng BHXH bắt buộc, có quy định:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được xác định không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
Thưởng dựa trên kết quả lao động, thưởng sáng kiến; phụ cấp tiền ăn giữa ca;
Các khoản phụ cấp khác như xăng xe, phí điện thoại, phí đi lại, tiền thuê nhà, tiền giữ trẻ, tiền nuôi con nhỏ;
Các khoản hỗ trợ khi người lao động có người thân chết, kết hôn;
Tiền mừng sinh nhật của người lao động; trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn nếu họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Như vậy có thể thấy, các khoản phụ cấp điện thoại, xăng xe không bao gồm trong tiền lương đóng BHXH do đó người lao động nhận phụ cấp các khoản này không phải đóng BHXH bắt buộc.
Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN, phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không? Nếu còn vướng mắc về các khoản thu nhập chịu thuế của mình, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 19006192 để được hỗ trợ.