hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 26/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại là bao nhiêu?

Những người làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe sẽ được hưởng phụ cấp độc hại bên cạnh tiền lương hàng tháng. Vậy phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại là bao nhiêu?

Mục lục bài viết
  • Phụ cấp độc hại là gì?
  • Ngành nghề nào được phụ cấp độc hại?
  • Mức phụ cấp độc hại là bao nhiêu?
  • Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không?
Câu hỏi: Tôi đang làm công việc vệ sinh sân ga, đường ray và các toa xe lửa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thấy công việc của mình khá nguy hiểm nhưng không biết có được hưởng phụ cấp độc hại hay không. Cho tôi hỏi phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại hiện nay là bao nhiêu? Xin cảm ơn Luật sư.

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là gì?

Phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng khi làm các ngành nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công tác ở những địa điểm làm việc độc hại, nguy hiểm cao hơn so với các địa điểm bình thường khác.

Theo đó, phụ cấp độc hại sẽ được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương, thưởng và các khoản trợ cấp khác (nếu có) cho những người lao động, công chức, viên chức làm những công việc nặng nhọc, và tùy vào từng đối tượng và công việc khác nhau mà các khoản phụ cấp độc hại cũng khác nhau.

Ngành nghề nào được phụ cấp độc hại?

Những ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại được quy định trong Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Trong đó, Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được chia theo 42 lĩnh vực gồm:

Ngành nghề nào được phụ cấp độc hại?

Ngành nghề nào được phụ cấp độc hại?

Stt

Tên lĩnh vực

Stt

Tên lĩnh vực

1

Khai thác khoáng sản

22

Thuỷ lợi

2

Cơ khí, luyện kim

23

Cơ yếu

3

Vận tải

24

Địa chất

4

Hoá chất

25

Xây dựng (Xây lắp)

5

Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi

26

Vệ sinh môi trường

6

Điện

27

Sản xuất gạch, sứ, gốm, cát, sỏi, đá và kính xây dựng, vật liệu xây dựng

7

Thông tin liên lạc và ngành bưu chính viễn thông

28

Sản xuất thuốc lá

8

Sản xuất xi măng

29

Địa chính

9

Sành sứ, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ

30

Khí tượng thuỷ văn

10

Nông nghiệp và lâm nghiệp (trồng trọt, khai thác, chế biến, chăn nuôi)

31

Khoa học công nghệ

11

Sành sứ, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ

32

Hàng không

12

Da giày, dệt may

33

Sản xuất, chế biến muối ăn

13

Thương mại

34

Thể dục - thể thao và văn hoá thông tin

14

Phát thanh, truyền hình

35

Thương binh và xã hội

15

Ngân hàng

36

Bánh kẹo và rượu, bia, nước giải khát

16

Sản xuất ô tô xe máy

37

Du lịch

17

Hải quan

38

Sản xuất giấy

18

Dự trữ quốc gia

39

Thuỷ sản

19

Giáo dục - Đào tạo

40

Chế biến thực phẩm

20

Dầu khí

41

Cao su

21

Y tế và dược

42

Tài nguyên môi trường

Cụ thể các nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm xem tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Mức phụ cấp độc hại là bao nhiêu?

Theo quy định, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà mức phụ cấp độc hại là khác nhau, cụ thể như sau:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 04 cấp độ tương ứng với 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, mức lương tối thiểu hiện nay đối với cán bộ, công chức, viên chức là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó ta có bảng mức phụ cấp độc hại như sau:

Mức phụ cấp

Hệ số phụ cấp

Mức tiền phụ cấp/tháng

1

0,1

180.000 đồng

2

0,2

360.000 đồng

3

0,3

540.000 đồng

4

0,4

720.000 đồng

Trong đó, phụ cấp độc hại được tính trên thời gian làm việc thực tế tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, cụ thể:

  • Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc

  • Nếu làm việc trên 04 giờ thì được tính bằng 01 ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả trong cùng kỳ lương hàng tháng và không được dùng để tính các khoản đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

- Đối với người lao động: Theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019, mức phụ cấp độc hại cho người lao động sẽ được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động/trong thỏa ước lao động tập thể/trong quy chế lương thưởng, phụ cấp của người sử dụng lao động.

Bên cạnh được phụ cấp độc hại, người lao động làm việc nặng nhọc, nguy hiểm còn được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm (nếu làm đủ 12 tháng trở lên) dài hơn người lao động bình thường, cụ thể như sau:

  • Ngành nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm: 14 ngày phép năm

  • Ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm: 16 ngày phép năm

Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có quy định phụ cấp độc hại không phải là thu nhập tính thuế TNCN.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN, trong đó bao gồm:

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành nghề/công việc/làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Tóm lại, các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế TNCN.

Trên đây là các thông tin gửi đến bạn đọc về phụ cấp độc hại là gì, mức phụ cấp độc hại và ngành nghề được phụ cấp độc hại. Nếu có thắc mắc pháp lý liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài theo số  19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X