hieuluat
Chia sẻ email

Phụ cấp ưu đãi là gì? Mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (mới nhất)

Phụ cấp ưu đãi theo nghề là khoản tiền ngoài tiền lương được hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức. Hiện nay, tại sao chỉ có một số ngành, nghề được hưởng khoản phụ cấp ưu đãi theo nghề? Hiểu thế nào là phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính ra sao?

 
Mục lục bài viết
  • Phụ cấp ưu đãi là gì?
  • Mức phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính phụ cấp ưu đãi nghề
  • Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề
Câu hỏi: Tôi đang giảng dạy tại trường cấp 3 tại địa phương, ngoài tiền lương thì còn một số khoản phụ cấp trong đó có phụ cấp ưu đãi nghề. Tôi muốn hỏi là khoản phụ câp này được tính dựa trên những cơ sở nào và có bao nhiêu mức phụ cấp?

Phụ cấp ưu đãi là gì?

Phụ cấp được hiểu là khoản tiền chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong lương của người lao động, được người sử dụng lao động dùng để hỗ trợ người lao động bù đắp các yếu tố khó khăn trong công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ phức tạp, độc hại mà công việc mang lại…

Phụ cấp ưu đãi là gì?

Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề là khoản tiền chưa được xác định trong mức lương, được cấp cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong môi trường hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Phụ cấp ưu đãi nghề được chia thành nhiều mức tùy vào năng lực, hoàn cảnh của cán bộ, công chức, viên chức và có thể cộng với các khoản phụ cấp khác (nếu có).

Mức phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính phụ cấp ưu đãi nghề

Mức phụ cấp ưu đãi nghề phụ thuộc vào hệ số phụ cấp, mức lương hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức và phụ cấp chứ vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo quy định.

Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề

Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề

Công thức tính phụ cấp ưu đãi nghề:

Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]

Trong đó:

- Hệ số phụ cấp:

Theo quy định tại điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, hệ số phụ cấp ưu đãi nghề gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%.

- Mức lương hiện hưởng:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số x Mức lương cơ sở

Hiện nay, Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức,  viên chức từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

Tùy vào công việc, chức vụ, hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo quy định phù hợp.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo quy định tại Thông tư 04/2005/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV).

Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề

Vì phụ cấp ưu đãi nghề chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong môi trường có điều kiện cao hơn bình thường, nên không phải đối tượng nào cũng được hưởng khoản phụ cấp này. Một số đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề có thể kể đến đơn cử như:

* Ngành Y tế

Nghị định 56/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 05/2023/NĐ-CP) quy định về phụ cấp ưu đãi nghề đối với công, viên chức tại cơ sở y tế công lập.

Phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế

Phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế

Theo đó, mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi nghề ở mức cao nhất.

Phụ cấp ưu đãi nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

* Nhà giáo

Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo áp dụng đối với các đối tượng sau đây (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng):

- Nhà giáo thuộc biên chế trả lương trong các cơ sở giáo dục công lập, đang trực tiếp giảng dạy, làm tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các trạm, phòng thí nghiệm, xưởng trường…

- Cán bộ quản lý trực tiếp giảng dạy theo số giờ của cấp có thẩm quyền quy định, thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập.

Công thức tính phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo được quy định như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi nghề = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

* Lao động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội

Các đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng có quyết định của Bộ Tổng Tham mưu thực hiện biểu diễn múa, xiếc, tuồng, nhạc kịch… và các hình thức biểu diễn văn nghệ khác quy định tại Thông tư 167/2008/TT-BQP được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.

Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật trong quân đội:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương theo cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng theo quy định.

Ngoài ra, còn có những ngành, nghề khác được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề như công chức, viên chức ngành kiểm lâm (Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC); người làm lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (Quyết định 14/2015/QĐ-TTg);...

Trên đây là một số thông tin về thế nào là phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính mức phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến các khoản phụ cấp, trợ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi
Chưa

Có thể bạn quan tâm