hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 17/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

Nhiều người hiện nay đang thắc mắc phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào và điều kiện để tham giao thông của các loại phương tiện giao thông đường bộ là gì? 

 
Mục lục bài viết
  • Phương tiện giao thông đường bộ là gì?
  • Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
  • Phân biệt phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì?
  • Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Câu hỏi: Cho tôi hỏi theo quy định của Luật Giao thông thì phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Các loại xe phương tiện giao thông đường bộ và điều kiện để tham gia giao thông đường bộ như thế nào?

Theo quy định của khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì phương tiện giao thông đường bộ được định nghĩa bao gồm 2 loại như sau:

  • Phương tiện cơ giới đường bộ

  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Khi tham gia giao thông đường bộ thì người tham gia phải có ý thức tự giác thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

Đảm bảo về các tiêu chuẩn an toàn cho mình, cho những người cùng tham gia và những người khác.

​Đối với đối tượng là người điều khiển phương tiện giao thông và chủ phương tiện giao thông thì phải có trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo, tuân thủ các quy tắc an toàn khi thực hiện tham gia giao thông đường bộ.

Phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Phương tiện giao thông đường bộ là gì?

Theo như định nghĩa về phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì bao gồm có:

  • Phương tiện thô sơ đường bộ lưu thông trên đường bộ;

  • Và phương tiện cơ giới lưu thông trên đường bộ.

Trong đó:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn được gọi là xe cơ giới bao gồm các loại xe như sau: 

  • Xe ô tô; 

  • Máy kéo; 

  • Sơ mi rơ moóc và rơ moóc hoặc xe được kéo bởi xe máy kéo, xe ô tô; 

  • Xe mô tô hai bánh; 

  • Xe mô tô ba bánh; 

  • Xe gắn máy và xe gắn máy điện

  • Và các loại xe tương tự.

(Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Phương tiện thô sơ hay xe thô sơ gồm các loại xe như sau:

  • Xe đạp (kể cả xe đạp máy), 

  • Xe xích lô, 

  • Xe lăn dùng cho người khuyết tật, 

  • Xe súc vật kéo 

  • Và các loại xe tương tự.

(Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Phân biệt phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông đường bộ được hiểu như sau:

  • Phương tiện giao thông đường bộ là gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ được định nghĩa là xe máy chuyên dùng và phương tiện giao thông đường bộ.

Như vậy, theo các định nghĩa trên thì phương tiện tham gia giao thông đường bộ mang nghĩa rộng hơn và bao hàm luôn cả phương tiện giao thông đường bộ.

Phương tiện tham giao thông đường bộ ngoài phương tiện giao thông đường bộ còn có cả xe máy chuyên dùng.

Xe máy chuyên dùng là bao gồm  các loại xe như sau:

  • Xe máy thi công, 

  • Xe máy nông nghiệp, 

  • Lâm nghiệp 

  • Các loại xe đặc chủng mà được sử dụng với mục đích an ninh, quốc phòng

Phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì?

Để thực hiện tham gia giao thông thì chủ phương tiện phải đảm bảo phương tiện mình có đủ điều kiện được lưu thông trên đường.

Điều kiện tham gia giao thông đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Đối với phương tiện là xe cơ giới thì để đảm bảo được lưu thông phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Thứ nhất: Xe ô tô đúng kiểu loại phải đảm bảo các quy định về chất lượng, mức độ an toàn kỹ thuật và phải đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường như sau:

  • Hệ thống hãm phải hiệu quả;

  • Hệ thống chuyển hướng phải còn hoạt động;

  • Đối với xe ô tô thì tay lái phải ở bên trái của xe; 

  • Đối với xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải thì phải thực hiện theo quy định của Chính phủ Việt Nam;

  • Đèn chiếu sáng xa và gần phải được lắp đặt đầy đủ bao gồm cả đèn: đèn soi biển số, báo hãm, tín hiệu;

  • Bánh xe và lốp xe phải giống cỡ xe, đúng với tiêu chuẩn của từng loại xe theo nhà sản xuất và quy định;

  • Gương chiếu hậu, các loại gương khác theo tiêu chuẩn và phải đảm bảo tầm nhìn.

  • Đối với kích chắn gió hoặc của kính thì phải được thiết kế kính chịu lực và đảm bảo an toàn

  • Âm lượng của còi xe đúng quy chuẩn

  • Bộ phận giảm thanh, giảm khói, giảm tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn bảo vệ môi trường

Thứ hai: đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại thì phải đảm bảo các quy định như sau:

  • Hãm lực đảm bảo chất lượng;

  • Hệ thống chuyển hướng tốt không trục trặc;

  • Đèn chiếu sáng xa và gần phải được lắp đặt đầy đủ bao gồm cả đèn: đèn soi biển số, báo hãm, tín hiệu;

  • Bánh xe và lốp xe phải giống cỡ xe, đúng với tiêu chuẩn của từng loại xe theo nhà sản xuất và quy định;

  • Gương chiếu hậu, các loại gương khác theo tiêu chuẩn và phải đảm bảo tầm nhìn.

  • Còi xe đảm bảo chất lượng kỹ thuật;

  • Bộ phận giảm thanh, giảm khói, giảm tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn bảo vệ môi trường

Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ thì đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định như trên.

Việc đăng ký và gắn biển số đối với phương tiện giao thông cơ giới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Niên hạn sử dụng đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được chính phủ quy định thông qua Nghị định 95/2009/NĐ-CP.

Còn đối với chất lượng về án toàn kỹ thuật và điều kiện bảo vệ môi trường thì được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, chỉ trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng trong mục đích an ninh và quốc phòng.

Điều kiện tham gia giao thông cơ giới

Điều kiện tham gia giao thông cơ giới

Điều kiện vận hành đối với phương tiện thô sơ

Đối với xe thô sơ khi tham gia giao thông đường bộ phải đảm các quy định an toàn theo Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

  • Xe thô sơ khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ bao gồm các hệ thống đối với như sau:

  • Bộ phận thắng xe (đầy đủ, hiệu quả)

  • Bộ phận điều khiển chuyển hướng (có đủ độ bền, chính xác)

  • Khung xe phải đảm bảo chắc chắn, không bị nứt hoặc cong vênh khi nhận biết bằng mắt thường; 

  • Có chuông báo hiệu (còi); 

  • Lắp đèn hoặc công cụ phát sáng báo hiệu. 

  • Đối với xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự: 

  • Hệ thống thắng hiệu quả; 

  • Hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; 

  • Đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu và phải đảm bảo được các tính năng của đèn; 

  • Bánh lốp đúng kích cỡ của từng loại xe; 

  • Đủ gương chiếu hậu 2 bên và các gương khác để đảm bảo tầm nhìn; 

  • Âm lượng của còi phải đảm bảo đúng quy chuẩn; 

  • Bộ phận giảm thanh, giảm khói, các thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; 

  • Kết cấu phải bền và bảo đảm lưu thông ổn định; 

  • Phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc về phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào​?

Ngoài ra, còn cung cấp thêm các quy định về điều kiện vận hàng đối phương tiện thô sơ và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Nếu có thắc mắc về phương tiện giao thông đường bộ, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ. 

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X