hieuluat
Chia sẻ email

Cơ quan nào quản lý Căn cước công dân? Trách nhiệm ra sao?

Căn cước công dân là một trong các loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Loại giấy tờ này tuy là của công dân nhưng vẫn trực thuộc sự quản lý của cơ quan Nhà nước. Vậy cơ quan nào quản lý Căn cước công dân?

Mục lục bài viết
  • 1. Cơ quan nào quản lý Căn cước công dân?
  • 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về CCCD thế nào?
  • 2.1. Quyền của công dân
  • 2.2. Nghĩa vụ của công dân
  • 3. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có trách nhiệm thế nào?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi cơ quan nào quản lý Căn cước công dân? Trong công tác quản lý họ có trách nhiệm như thế nào? Và với công dân thì sao, họ có quyền và nghĩa vụ gì với CCCD?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho HieuLuat, vướng mắc của bạn được chúng tôi thông tin như sau:

1. Cơ quan nào quản lý Căn cước công dân?

Căn cứ pháp lý Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 thì cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Cũng có thể hiểu, nơi mà các cán bộ làm thủ tục cấp CCCD ở các địa phương được gọi chung là cơ quan quản lý căn cước công dân. Đây là những cán bộ chuyên trách thuộc Công an nhân dân, chuyên làm các nhiệm vụ về quản lý CCCD, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Về nguyên tắc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định tại Điều 4 Luật này, cụ thể như sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân.

3. Thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài.

quan ly can cuoc cong dan

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về CCCD thế nào?

Tại Điều 5 Luật Căn cước công dân đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân về CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

2.1. Quyền của công dân

Quy định tại khoản 1 Điều 5 như sau:

Công dân được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;

Công dân được quyền yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD hoặc thẻ CCCD chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

Bên cạnh đó, công dân còn được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định và được dử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

Ngoài ra, công dân còn có thêm một quyề lợi khác đó là quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

2.2. Nghĩa vụ của công dân

  • Công dân phải chấp hành quy định của Luật CCCD và pháp luật có liên quan về CCCD.
  • Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định.
  • Xuất trình thẻ CCCD khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
  • Bảo quản, giữ gìn thẻ CCCD đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
  • Nộp lại thẻ CCCD cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định.

3. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có trách nhiệm thế nào?

Tại Điều 6, Điều 7 Luật Căn cước công dân có quy định về trách nhiệm và các hành vi bị nghiêm cấm đói với cơ quan quản lý Căn cước công dân.

3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý CCCD

  • Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
  • Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác/có sự thay đổi.
  • Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
  • Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD.
  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định

3.2. Hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý CCCD

  • Cản trở thực hiện các quy định của Luật CCCD
  • Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trái quy định của pháp luật.
  • Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD.
  • Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về CCCD…
  • Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD.
  • Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
  • Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung CCCD; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ CCCD của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ CCCD; sử dụng thẻ CCCD giả.
  • - Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD.
  • - Thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD trái quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin về quản lý Căn cước công dân. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X