hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 12/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quản lý thị trường kiểm tra những gì? Cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Quản lý thị trường đòng vai trò quan trọng tuy nhiên quản lý thị trường kiểm tra những gì? Cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra không phải ai cũng biết...

Mục lục bài viết
  • Quản lý thị trường là gì?
  • Quản lý thị trường kiểm tra những gì?
  • Cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra?
  • Quy trình kiểm tra của Quản lý thị trường
Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay quản lý thị trường là kiểm tra những gì? Người bán hàng có cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường không? Mong HieuLuat giải đáp, xin cảm ơn!

Quản lý thị trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 về vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường giải thích quản lý thị trường là:

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, có thể hiểu quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện nhiều chức năng khác nhau như phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu,... nhằm đảm bảo sự chấp hành, minh bạch trong hoạt động mua bán, sản xuất hàng hóa và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Quản lý thị trường kiểm tra những gì?

quản lý thị trường kiểm tra những gìQuản lý thị trường kiểm tra những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 quản lý thị trường sẽ kiểm tra:

  • Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu;

  • Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;

  • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

  • Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại;

  • Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể thấy, kiểm tra của quản lý thị trường có vai trò rất quan trọng.

Bởi lực lượng này sẽ kiểm tra các hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường sản xuất, mua bán hàng hóa; ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng do chất lượng hàng hóa không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Về phạm vi kiểm tra của quản lý thị trường, Điều 17 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 quy định sau:

  • Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường;

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

  • Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương;

  • Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, để thực hiện công tác phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm một cách linh hoạt thì việc kiểm tra có thể thông qua 03 hình thức theo quy định tại Điều 18 Pháp lệnh quản lý môi trường năm 2016 gồm::

1- Kiểm tra định kỳ;

2- Kiểm tra chuyên đề;

3- Kiểm tra đột xuất.

Cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

cần chuẩn bị khi quản lý thị trường kiểm traCần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Đối với các cơ sở kinh doanh thì việc kiểm tra của quản lý thị trường đã không còn xa lạ, tuy nhiên để quá trình kiểm tra được thuận lợi thì cơ sở kinh doanh cần chủ động kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh, kiểm tra thời hạn giấy phép và chấp hành nội dung đã đăng ký;

Bên cạnh đó, cần kiểm tra việc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại của doanh nghiệp;

Trường hợp trong quá trình quản lý thị trường kiểm tra phát hiện có vấn đề thì cơ sở kinh doanh phải hợp tác để giải quyết.

Quy trình kiểm tra của Quản lý thị trường

Căn cứ vào Điều 19, 20, 21, 22 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 việc đội quản lý thị trường thị hiện công tác kiểm tra phải thông qua quy trình như sau:

Bước 1: Ra quyết định kiểm tra

Việc ra quyết định kiểm tra phải được ban hành bằng văn bản của người có thẩm quyền và có đầy đủ nội dung theo quy định. Ngoài ra căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016:

Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.”

Như vậy việc đưa ra quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện chậm nhất là 05 ngày làm việc theo quy định, tính từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất sẽ được thực hiện ngay sau khi quyết định được ban hành.

Bước 2: Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra

Để ban hành quyết định kiểm tra cần phải căn cứ sau:

  • Đối với quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra.

    Điều này cũng tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh có thời gian chuẩn bị, sửa chữa hay cải thiện lại cơ sở kinh doanh của mình trước khi đội quản lý thị trường đến kiểm tra.

    Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

  • Đối với quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

  • Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

  • Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Ban hành quyết định kiểm tra

Việc ban hành quyết định kiểm tra phải đúng thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên, trường hợp không có thẻ kiểm tra thị trường hoặc đang trong thời gian bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường hoặc bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường thì không được ban hành quyết định kiểm tra hoặc giao, nhận thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra theo thời hạn quy định

1- Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

2- Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:

+ Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;

+ Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

3-Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

+ Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

+ Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

Trên đây là nội dung bài viết Quản lý thị trường kiểm tra những gì? Cần chuẩn bị gì khi quản lý thị trường kiểm tra? Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X