Các bệnh viện hiện nay được tổ chức và hoạt động theo quy chế nhất định do Bộ Y tế ban hành. Vậy thế nào là quy chế bệnh viện? Quy chế bệnh viện hạng 1, 2, 3 được quy định ra sao?
Quy chế bệnh viện là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm quy chế. Tuy nhiên, quy chế có thể hiểu là một hoặc nhiều văn bản có chứa vi phạm pháp luật, do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định. Quy chế có giá trị bắt buộc áp dụng đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức được điều chỉnh trong quy chế.
Quy chế bệnh viện là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật hệ thống các quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bệnh viện (kể cả bệnh viện tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài).
Nhờ có quy chế bệnh viện, các bệnh viện trên cả nước được tổ chức, quản lý và thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống, trật tự, tạo sự thuận tiện khi khám chữa bệnh và uy tín của bệnh viện trong nhân dân.
Quy chế bệnh viện mới nhất của Bộ Y tế
Quy chế bệnh viện mới nhất hiện nay do Bộ Y tế ban hành được nêu tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. Trong đó, quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ của các bệnh viện hạng 1, 2, 3 (cả đa khoa và chuyên khoa), cụ thể như sau:
Quy chế bệnh viện hạng 3 mới nhất
Căn cứ mục 4, mục 7 Phần I Quy chế bệnh viện hiện nay, quy chế bệnh viện hạng 3 được quy định như sau:
- Bệnh viện đa khoa hạng 3: là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Ngành; thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân một hoặc một số quận, huyện trong thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh và các Ngành; có cơ sở hạ tầng, cán bộ chuyên môn và trang thiết bị phù hợp.
- Bệnh viện chuyên khoa hạng 3: là cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, có nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa cho người dân địa phương.
Quy chế bệnh viện hạng 1
Quy chế bệnh viện hạng 1 (cả đa khoa và chuyên khoa) được quy định tại mục 2 và mục 5 Phần I Quy chế bệnh viện, theo đó:
- Bệnh viện đa khoa hạng 1: là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh, thành và các Ngành hoặc trực thuộc Bộ Y tế; có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có các chuyên khoa sâu, trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng phù hợp và đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao.
- Bệnh viện chuyên khoa hạng 1: được quy định tương tự như bệnh viện đa khoa hạng 1 nêu trên nhưng thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa có người dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy chế bệnh viện hạng 2
Mục 3 và mục 6 Phần I Quy chế bệnh viện quy định quy chế bệnh viện hạng 2 (cả đa khoa và chuyên khoa) như sau:
- Bệnh viện đa khoa hạng 2: là cơ sở khám chữa bệnh của thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành; nhiệm vụ hỗ trợ cho bệnh viện hạng 3; có trang thiết bị phù hợp, đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu.
- Bệnh viện chuyên khoa hạng 2: là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành; có nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa cho người dân tại khu vực gồm nhiều tỉnh, thành; có trang thiết bị thích hợp, đội ngũ cán bộ chuyên khoa và cơ sở hạ tầng phù hợp.
Chi tiết xem thêm tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT năm 1997.
Mẫu quy chế bệnh viện
Mẫu quy chế tại các bệnh viện hiện nay đều căn cứ theo quy chế bệnh viện kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT năm 1997. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu quy chế như sau:
SỞ Y TẾ……… BỆNH VIỆN..……. Số:…../QĐ-BV…… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…………….. ,ngày….. tháng….năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế làm việc
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN……………..
– Căn cứ Quyết định số……..của Ủy ban nhân dân…….về việc thành lập Bệnh viện ………trực thuộc Sở Y tế……..;
– Căn cứ Quyết định số……của Giám đốc Sở Y tế……về việc Ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của Bệnh viện……….;
– Căn cứ Quyết định số……của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện;
– Căn cứ Kết quả thảo luận Dự thảo Quy chế làm việc trong toàn thể Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn và toàn thể công chức, viên chức;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Bệnh viện…….
Điều 2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và được triển khai đồng nhất trong Bệnh viện…….
Điều 3. Các Ông (bà) Trưởng (phó, phụ trách) các khoa, phòng và toàn thể công chức, viên chức Bệnh viện …….chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
– Sở Y tế …….(B/c); |
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA BỆNH VIỆN ……….
(Ban hành kèm theo Quyết định số…../QĐ-BV……ngày…/…./….
của Giám đốc Bệnh viện…….)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, trình tự giải quyết công việc của Bệnh viện………..
2. Mọi công chức, viên chức của Bệnh viện…………….…… đều chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Bệnh viện …. làm việc theo chế độ một thủ trưởng, mọi hoạt động của bệnh viện đều phải tuân thủ quy định của Pháp luật, Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế, quy chế làm việc của Sở Y ….và quy chế này.
2. Bảo đảm dân chủ, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động, thường xuyên nghiên cứu cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.
Chương II
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN
Bấm Tải về để xem đầy đủ.
Đối tượng áp dụng quy chế bệnh viện
Theo Điều 2 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT năm 1997, quy chế bệnh viện áp dụng các đối tượng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện), kể cả bệnh viện tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp áp dụng đối với bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, quy chế tổ chức bệnh viện được phép điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện.
Trên đây là một số thông tin về quy chế bệnh viện hiện nay theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến các quy định bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, quy định liên quan ngành y, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.