Công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp, là tổ chức của giai cấp công nhân, người lao động. Quy chế chi tiêu kinh phí công đoàn cơ sở hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để nắm thông tin.
Kinh phí công đoàn là gì?
Trước hết theo Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn chính là một tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, được lập ra trên cơ sở là sự tự nguyện, nhằm mục đích đại diện cho người lao động, các cán bộ, công chứng, viên chức hay công nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá của những đối tượng này.
Đồng thời, tổ chức được lập ra còn góp phần vào việc quản lý nhà nước, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, tuyên truyền vận động người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, tuân thủ các quy định pháp luật,...
Công đoàn cơ sở là tổ chức gần nhất với người lao động, được lập ra ngay tại một hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp. Trên công đoàn cơ sở sẽ có công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động.
Theo Điều 26 Luật Công đoàn thì tài chính công đoàn gồm các nguồn thu:
- Đoàn phí công đoàn: Do các đoàn viên công đoàn đóng góp.
- Kinh phí công đoàn: Do chính doanh nghiệp, hay cơ quan, tổ chức đóng, mức đóng theo quy định.
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Các nguồn thu khác như viện trợ, tài trợ, các đề án,...
Như vậy, kinh phí công đoàn là một trong những nguồn thu của tài chính công đoàn. Kinh phí công đoàn do chính đơn vị, cơ quan, tổ chức đóng với mức 2% của quỹ tiền lương lấy làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Và cũng theo hướng dẫn của Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải đóng kinh phí công đoàn, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
Quy chế chi tiêu kinh phí công đoàn cơ sở
Kinh phí công đoàn cơ sở nói riêng hay tài chính của công đoàn nói chung đều phải được sử dụng đúng quy định pháp luật: Quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luật Công đoàn 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 191 năm 2013 của Chính phủ, cụ thể:
Kinh phí, tài chính công đoàn được sử dụng cho việc thực hiện các quyền, trách nhiệm của công đoàn và được sử dụng để duy trì hoạt động của công đoàn. Các nhiệm vụ sử dụng kinh phí đó là:
- Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
- Tổ chức hoạt động đại diện, hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động;
- Các hoạt động phát triển đoàn viên công đoàn, tiến hành thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng công đoàn vững mạnh;
- Tổ chức các phong trào thi đua mà Công đoàn phát động;
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn; hoặc đào tạo, bồi dưỡng những người lao động có năng lực, ưu tú nhằm mục đích tạo nguồn cán bộ cho Đảng, cho Nhà nước và cho tổ chức công đoàn;
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, hoạt động thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức các hoạt động về vấn đề giới và bình đẳng giới;
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi họ bị ốm đau, nghỉ thai sản, gặp hoạn nạn, khó khăn; hay tổ chức hoạt động chăm lo/hỏi thăm khác cho người lao động;
- Động viên, khen thưởng người lao động cũng như con của họ khi đạt được thành tích trong học tập, công tác;
- Trả lương, trả phụ cấp cho: cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ công đoàn không chuyên trách;
- Chi trả cho các hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
- Chi cho các nhiệm vụ khác.
Dù chi tiêu cho những hoạt động gì thì việc sử dụng tài chính, kinh phí công đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 191/2013/NĐ-CP sau đây:
- Sử dụng kinh phí, tài chính đúng các quy định pháp luật hiện hành và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự phân công, phân cấp quản lý, đồng thời gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp;
- Công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn phải được thực hiện theo quy định về kế toán, thống kê của pháp luật;
- Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thể hiện, phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ cho tài chính công đoàn đúng theo quy định pháp luật;
- Khi kết thúc năm ngân sách, nếu nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết thì sẽ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp; với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ thì thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và khóa sổ ngân sách cuối năm.
Hướng dẫn thu, chi kinh phí công đoàn cơ sở
Theo Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ ngày 10/10/2022 và Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ ngày 10/10/2022 thì việc thu kinh phí công đoàn thực hiện như sau:
* Lao động thuộc trong nhóm đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Tại đơn vị, doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở thì:
Liên đoàn lao động cấp tỉnh; cùng Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Tiến hành thực hiện thống kê số lượng lao động thuộc nhóm đối tượng đóng kinh phí công đoàn tại các đơn vị (xác định theo khu vực hành chính nhân sự, sản xuất kinh doanh).
Số lao động được thống kê nêu trên tại các đơn vị bao gồm:
+ Số lao động đang đóng BHXH (thời điểm ngày 30/6/2022), khuyến khích lấy số liệu sát thời điểm lập dự toán năm 2023,
+ Số lao động thuộc đối tượng phải nộp kinh phí nhưng lại chưa tham gia BHXH,
+ Số lao động dự kiến tăng (hoặc giảm) tại đơn vị (kế hoạch của năm 2023).
* Quỹ lương thu kinh phí công đoàn
- Quỹ tiền lương = Bình quân 6 tháng tiền lương năm 2023 đóng BHXH cho NLĐ có xác định yếu tố tăng trưởng (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp) nhân (x) Số lao động trong nhóm phải đóng kinh phí công đoàn.
- Số dự toán thu kinh phí công đoàn đối với khu vực sản xuất kinh doanh tại tỉnh/thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; hay Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là dữ liệu để tiến hành nhập Phần mềm thu kinh phí công đoàn.
- Các đơn vị tiến hành xây dựng dự toán số thu kinh phí công đoàn của năm 2023 tăng 5% so với số ước thực hiện của năm 2022.
* Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương dùng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
* Thời điểm thu: Kinh phí công đoàn được đóng mỗi tháng một lần, và đóng cùng thời điểm cơ quan/đơn vị tiến hành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Đối với việc chi kinh phí công đoàn: Tuân thủ các nguyên tắc cũng như quy định của Luật Công đoàn 2012, Nghị định 191/2013/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Trên đây là thông tin về “Quy chế chi tiêu kinh phí công đoàn cơ sở (Mới nhất)” mà chúng tôi tổng hợp và cung cấp. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ hoặc cần giải đáp các vấn đề pháp luật khác, các bạn có thể liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.