Trong quân đội, mọi hoạt động của các quân nhân đều được kiểm soát chặt chẽ. Vậy quy định sử dụng mạng xã hội trong quân đội như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Quy định sử dụng mạng xã hội trong quân đội
Mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok,... không còn quá xa lạ với chúng ta bởi việc sử dụng thường xuyên, hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng mạng xã hội nói riêng, việc sử dụng internet nói chung trong môi trường quân đội lại được kiểm soát khá chặt chẽ.
Theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 về quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và Thông tư 110/2014/TT-BQP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong quân đội thì quân nhân sử dụng mạng xã hội phải đảm bảo:
* Các quy tắc chung:
- Tôn trọng và tuân thủ pháp luật: Người sử dụng mạng xã hội phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như các tổ chức.
- Lành mạnh: Theo đó, các hành vi, ứng xử của mọi người trên mạng xã hội phải phù hợp với giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nước ta.
- An toàn và bảo mật thông tin: Người dùng mạng xã hội tuân theo quy định, hướng dẫn về việc bảo vệ an toàn và quy định bảo mật thông tin.
- Trách nhiệm: Người dùng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi, cách ứng xử của mình trên mạng xã hội; tích cực phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý các hành vi, những nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
* Các quy tắc riêng:
Ngoài tuân thủ các quy định chung đã nêu thì người dùng mạng xã hội trong quân đội còn phải đảm bảo:
- Tìm hiểu về các điều khoản của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng đó khi dùng mạng xã hội;
- Nên sử dụng các thông tin thật để đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích xác thực, là đầu mối liên lạc.
- Tự quản lý và bảo mật thông tin tài khoản mạng xã hội của mình. Trường hợp bị mất quyền kiểm soát, bị đối tượng khác mạo danh, bị lợi dụng,... sử dụng vào mục đích không lành mạnh như lừa đảo, ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức thì báo ngay cho các cơ quan chức năng để xử lý.
- Chia sẻ những thông tin, tin tức đáng tin cậy, có nguồn chính thống.
- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa, truyền thống của dân tộc. Không sử dụng các từ ngữ hay có hành vi kích động, phân biệt giới tính, vùng miền, tôn gi giáo.
- Không đăng tải các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm hay vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin sai sự thật, tin giả; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ bị pháp luật cấm, trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
- Khuyến khích việc sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước - con người và những văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, đồng thời chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, có ích cho đời sống, gương người tốt việc tốt.
- Giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên để các em sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và lành mạnh.
* Các hành vi bị cấm khi quân nhân sử dụng mạng xã hội
Ngoài những quy tắc cần tuân thủ thì việc sử dụng mạng xã hội trong quân đội cũng phải đảm bảo không vi phạm các điều cấm sau đây:
- Cung cấp, trao đổi, đăng những thông tin, tin tức có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật quân sự, quốc phòng.
- Tạo lập và cung cấp thông tin cá nhân với tư cách quân nhân lên các mạng xã hội.
- Truy cập vào những trang thông tin điện tử mạo danh, phản động, có nội dung không lành mạnh.
- Kết nối mạng Internet với mạng truyền số liệu của quân sự; mạng nội bộ của cơ quan, đơn vị quân đội đang làm việc.
- ...
Quy định cấm sử dụng điện thoại trong quân đội thế nào?
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể việc cấm sử dụng điện thoại trong quân đội.
Tuy nhiên, do đặc thù công tác cũng như yêu cầu đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến quân đội, nhà nước mà trên thực tế việc sử dụng điện thoại sẽ có hạn chế, đặc biệt áp dụng với đối tượng là tân binh (trong 03 tháng tân binh).
Theo đó, các chiến sĩ ngoài giờ học tập, huấn luyện cũng không được sử dụng điện thoại, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến công tác, hay thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
Hết 3 tháng tân binh có được sử dụng điện thoại không?
Như đã nêu ở mục trên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cấm việc sử dụng điện thoại trong quân đội hay cấm tân binh sử dụng điện thoại. Do đó mà về mặt lý thuyêt, hết 3 tháng tân binh sẽ được sử dụng điện thoại.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều đơn vị thuộc quân đội vẫn chưa cho dùng điện thoại dù đã hết 3 tháng tân binh bởi nhiều lý do khác nhau như đặc thù công tác huấn luyện, đảm bảo bí mật thông tin quân đội, thông tin nhà nước, đảm bảo chất lượng dạy học, đảm bảo hạn chế xảy ra các hành vi/lời nói hay bài đăng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của quân đội nhân dân Việt Nam,...
Như vậy, tùy thuộc vào các đơn vị quân đội khác nhau mà cho phép hay hạn chế việc sử dụng điện thoại khi hết 3 tháng tân binh, nhưng về phần lớn sẽ hạn chế việc dùng điện thoại.
Trách nhiệm đối với việc sử dụng mạng xã hội trong quân đội của các cơ quan, đơn vị
Việc quân nhân sử dụng mạng xã hội sẽ hình thành nhiều mối quan hệ khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi có thể bị lôi kéo, xúi giục bởi các phần tử xấu bất lỳ lúc nào; hoặc việc chia sẻ các thông tin thiếu cảnh giác, tùy tiện có thể làm lộ các bí mật quân sự,...
Chính vì vậy, không chỉ hoạt động trong đơn vị mà các hoạt động xung quanh đời sống của quân nhân như việc sử dụng mạng xã hội cũng phải được cấp trên, cơ quan, đơn vị quản lý chặt chẽ.
- Thứ nhất, thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục các cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội có nhận thức đúng đắn về quan hệ trên mạng xã hội hiện nay. Đồng thời cảnh báo các rủi ro, các vấn đề có thể mắc phải khi sử dụng mạng xã hội,...
- Thứ hai, phải quản lý/kiểm soát chặt chẽ hoạt động kết nối và sử dụng mạng Internet của quân nhân. Theo đó cần nắm bắt được số lượng thiết bị kết nối internet, nắm được mục đích kết nối và sử dụng internet; kiểm soát về các phần mềm độc hại, nhật ký sử dụng,...
- Thứ ba, quản lý chặt chẽ về các phương tiện kết nối internet. Có công tác kiểm tra, kê khai về các tài khoản, mối quan hệ của quân nhân trên mạng xã hội.
- Thứ tư, thường xuyên giám sát hoạt động sử dụng mạng xã hội của quân nhân. Điển hình như cách sử dụng các tài khoản mạng xã hội khác để nắm bắt tình hình hoạt động, trạng thái, chia sẻ của những tài khoản của quân nhân khác.
- Thứ năm, luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc sử dụng mạng xã hội hay những mối quan hệ phát sinh từ nó.
Trên đây là Quy định sử dụng mạng xã hội trong quân đội. mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề pháp luật, xin hãy liên hệ tổng đài 1900.6199 để được tư vấn.