hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tỉnh An Giang quy định điều kiện tách thửa đất thế nào?

Tỉnh An Giang hiện cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất ở. Tuy nhiên, để được tách thửa thì các thửa đất phải đảm các quy định pháp luật.

Quy định về tách thửa đất ở tại An Giang thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi có thửa đất ở đã được cấp sổ hồng tại tỉnh An Giang, diện tích 240 m2. Nay tôi muốn tách thành 02 thửa, mỗi thửa 120 m2 và tặng cho em trai tôi một thửa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, thửa đất của tôi có đáp ứng điều kiện để được tách thửa không? Xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hiện nay, tách thửa đất tại tỉnh An Giang được thực hiện theo Quyết định 08/2020/QĐ-UBND. Điều 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định điều kiện để được tách thửa đất ở như sau:

Thứ nhất, về diện tích diện tích tối thiểu tách thửa (điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND)

Diện tích tối thiểu của thửa đất ở được tách và thửa đất còn lại sau khi tách như sau:

- Tại các phường: 35 m2.

- Tại các thị trấn: 40 m2;

- Tại các xã: 45 m2.

Thứ hai, kích thước các cạnh tiếp giáp đường giao thông của các thửa đất sau khi tách ra (điểm b khoản 2 Điều 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND)

Các thửa đất sau khi tách ra phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường giao thông hiện hữu và có kích thước của cạnh tiếp giáp như sau:

- Tiếp giáp với đường loại 1, 2, 3 và 4 (theo phân loại đường phố) hoặc các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 4m;

- Tiếp giáp với các loại đường còn lại thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 2m.

Thứ ba, do thửa đất đề nghị tách là để tặng cho nên phải đáp ứng quy định chung về điều kiện tách thửa đất ở tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 

- Đã được cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng);

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Đất không có tranh chấp;

- Còn thời hạn sử dụng đất (đối với các loại đất có thời hạn sử dụng như đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa...)

Lưu ý: Xử lý tách thửa đất ở trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 7 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND):

- Đối với thửa đất ở đã xây dựng nhà ở ổn định xin tách phần diện tích đất ở đã có nhà ở và phần diện tích đất trống thành hai thửa riêng biệt thì phần diện tích đất trống phải đảm bảo điều kiện tách thửa tại điểm a và b, khoản 2 Điều 5 (điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa và điều kiện về kích thước các cạnh tiếp giáp đường giao thông của các thửa đất sau khi tách) của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này.

- Đối với đất nông nghiệp gắn liền với đất ở (đất ở + đất trồng cây lâu năm, đất ở + đất trồng cây lâu năm khác, đất ở + đất ao,...) thì khi tách thửa phần diện tích đất ở phải đảm bảo điều kiện tách thửa tại Điểm a và b, khoản 2, Điều 5 (điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa và điều kiện về kích thước các cạnh tiếp giáp đường giao thông của các thửa đất sau khi tách) của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này, phần đất nông nghiệp tách theo đất ở không áp dụng điều kiện tách thửa.

- Đối với thửa đất ở đã xây dựng nhiều nhà ở xin tách riêng từng phần diện tích đất ở đã có nhà ở thì được tách thửa theo diện tích nhà ở.

- Trường hợp tách thửa đất thành thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này đồng thời với việc xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.

- Đối với các thửa đất xin tách thửa chưa phù hợp với các điều kiện theo Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này nhưng do vị trí, hình thể đặc biệt và việc xin tách thửa phù hợp với tình hình sử dụng đất, tập quán sản xuất tại từng khu vực, đảm bảo hạ tầng đồng bộ sử dụng đất hiệu quả Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét từng trường hợp cụ thể, có ý kiến bằng văn bản để địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện.

- Trường hợp tách thửa để giải quyết tranh chấp đất đai, thi hành án dân sự mà trên thửa đất đó có phần diện tích đất có mồ mả, từ đường, nhà thờ họ... để lại cho chủ sử dụng đất, mà phần diện tích đất này nhỏ hơn diện tích tối thiểu tại Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này thì vẫn được tách thửa.

- Trường hợp thửa đất xin tách thửa không tiếp giáp đường giao thông mà tiếp giáp với thửa đất khác là đất ở, đất phi nông nghiệp tiếp giáp trực tiếp với đường giao thông thì được phép tách thửa khi thỏa các điều kiện sau:

+ Có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất liền kề đang tiếp giáp với đường giao thông về việc cho đi nhờ trên đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và có đăng ký về quyền sử dụng hạn chế đối với phần đất cho đi nhờ này theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai.

Trong đó, Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

+ Phần diện tích đi nhờ này đã được cải tạo thành đường giao thông, đảm bảo cho việc đi lại, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

Như vậy, thửa đất ở của bạn được phép tách thành 02 thửa đất có diện tích 120 m2 khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Diện tích tối thiểu của thửa đất trước và sau khi tách: Đã đảm bảo (02 thửa đất dự định tách của bạn là 120 m2);

Kích thước các cạnh tiếp giáp đường giao thông hiện hữu của thửa đất sau khi tách: Ít nhất phải có một cạnh của thửa đất sau khi tách tiếp giáp đường giao thông. Nếu cạnh tiếp giáp đường là đường loại 1, 2, 3 và 4 (theo phân loại đường phố) hoặc các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 4 mét. Nếu cạnh tiếp giáp với các loại đường còn lại thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 2 mét.

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Ngoại lệ, nếu thửa đất của gia đình bạn thuộc trường hợp được xử lý tách thửa đất ở trong trường hợp đặc biệt theo Điều 7 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND mà chúng tôi nêu trên thì việc tách thửa đất được thực hiện theo quy định đó.

quy dinh tach thua tinh an giang

Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp ở An Giang là gì? (Ảnh minh họa)

Có được tách thửa đất nông nghiệp tại An Giang không?

Câu hỏi: Chào HieuLuat, tôi đọc trên báo thấy thông tin tỉnh An Giang không cho phép tách thửa đất nông nghiệp. Mong HieuLuat giải đáp cho tôi được biết thông tin đó có đúng không? Xin cảm ơn.

HieuLuat cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Việc tách thửa đất nông nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định 08/2020/QĐ-UBND.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND về điều kiện tách thửa đất nông nghiệp như sau:

Điều 5. Diện tích tối thiểu được tách thửa được quy định như sau:

Việc tách thửa đất phải nhằm mục đích thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Đối với đất nông nghiệp:

a) Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi thủy sản, đất trồng cây lâu năm: 500 m2.

b) Đất lâm nghiệp: 3.000 m2.

Điều này cho thấy, hiện nay tỉnh An Giang vẫn cho phép tách thửa đối với một số loại đất nông nghiệp như chúng tôi đã nêu ở trên. Để được tách thửa đất nông nghiệp thì ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa thì thửa đất đề nghị tách thửa phải đảm bảo các điều kiện chung theo quy định của Điều 188 Luật Đất đai 2013 (thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận; Đất không có tranh chấp; Trong thời hạn sử dụng đất và quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án).

Ngoài ra, tại Điều 7 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND còn quy định về việc xử lý một số trường hợp tách thửa đất nông nghiệp đặc biệt như sau:

- Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp thì chỉ áp dụng điều kiện tách thửa đối với phần diện tích chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, không áp dụng cho phần diện tích đất nông nghiệp.

- Đối với đất nông nghiệp gắn liền với đất ở (đất ở + đất trồng cây lâu năm, đất ở + đất trồng cây lâu năm khác, đất ở + đất ao,...) thì khi tách thửa phần diện tích đất ở phải đảm bảo điều kiện tách thửa tại điểm a và b, khoản 2, Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này, phần đất nông nghiệp tách theo đất ở không áp dụng điều kiện tách thửa.

Trong đó, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND như sau:

2. Đối với đất ở:

a) Quy định về diện tích tối thiểu:

- Tại các phường: 35 m2.

- Tại các thị trấn: 40 m2.

- Tại các xã: 45 m2.

b) Ngoài tuân thủ về diện tích tối thiểu quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này, các thửa đất sau khi tách ra phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường giao thông hiện hữu và có kích thước của cạnh tiếp giáp như sau:

- Tiếp giáp với đường loại 1, 2, 3 và 4 (theo phân loại đường phố) hoặc các đường quốc lộ, tỉnh lộ thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 4 mét;

- Tiếp giáp với các loại đường còn lại thì kích thước cạnh tối thiểu phải bằng 2 mét.

- Trường hợp tách thửa để giải quyết tranh chấp đất đai, thi hành án dân sự mà trên thửa đất đó có phần diện tích đất có mồ mả, từ đường, nhà thờ họ... để lại cho chủ sử dụng đất, mà phần diện tích đất này nhỏ hơn diện tích tối thiểu tại Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này thì vẫn được tách thửa.

- Trường hợp thửa đất xin tách thửa không tiếp giáp đường giao thông mà tiếp giáp với thửa đất khác là đất ở, đất phi nông nghiệp tiếp giáp trực tiếp với đường giao thông thì được phép tách thửa khi thỏa các điều kiện sau:

+ Có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất liền kề đang tiếp giáp với đường giao thông về việc cho đi nhờ trên đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và có đăng ký về quyền sử dụng hạn chế đối với phần đất cho đi nhờ này theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai. Cụ thể Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

b) Phần diện tích đi nhờ này đã được cải tạo thành đường giao thông, đảm bảo cho việc đi lại, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

+ Phần diện tích đi nhờ này đã được cải tạo thành đường giao thông, đảm bảo cho việc đi lại, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

- Trường hợp tách thửa đất thành thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 5 của Quyết định 08/2020/QĐ-UBND này đồng thời với việc xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.

- Trường hợp thửa đất đã cho phép chuyển mục đích sang đất ở mà đã cắt trừ phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang lộ giới, hành lang sông rạch không cho chuyển mục đích, nếu phần diện tích đất ở đã cho phép chuyển mục đích đủ điều kiện tách thửa theo Quy định này thì phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang lộ giới, hành lang sông rạch được phép tách thửa theo thửa đất ở.

Như vậy, tỉnh An Giang vẫn cho phép tách thửa đối với một số loại nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp nếu việc tách thửa đất nông nghiệp để thực hiện các quyền của người sử dụng đất (mua bán/tặng cho/chuyển nhượng/chuyển mục đích…). Do vậy, thông tin bạn đọc được trên báo là không đúng.

Trên đây là giải đáp các thắc mắc về quy định tách thửa tỉnh An Giang, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Tách thửa đất để bán thế nào?

>> Có tách thửa đất đang trong quy hoạch không?

Có thể bạn quan tâm

X