hieuluat
Chia sẻ email

Thành phần báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm những gì?

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là báo cáo kết quả quan trắc được thực hiện định ký hằng năm trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, các thành phần báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm những gì, báo cáo bao nhiêu đợt/năm?

Câu hỏi: Tôi muốn hỏi quy định về báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiện nay? Các thành phần phải báo cáo gồm những gì, tần suất thực hiện báo cáo ra sao?

Quy định báo cáo giám sát môi trường định kỳ thế nào?

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ còn được gọi là quan trắc môi trường định kỳ.

Khoản 27 Điều 4 Thông tư 10/2021 của Bộ Tài nguyên Môi trường:

Quan trắc môi trường định kỳ là hoạt động lấy mẫu, đo các thông số ngay tại hiện trường hoặc được bảo quản và vận chuyển về để xử lý, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm theo một kế hoạch lập sẵn về không gian và thời gian.

Cũng theo Điều 5 Thông tư này việc xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ phải phù hợp với mục tiêu quan trắc môi trường.

Việc xác định mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường phải căn cứ vào chính sách, pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường, về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường…

Chương trình quan trắc cần xác định các thông số cần quan trắc đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp nên phải căn cứ mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Với chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được xây dựng bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường.

Khi thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ phải được lập kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo quy định.

quy dinh ve bao cao giam sat moi truong dinh ky
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ phải được lập kế hoạch thực hiện. Ảnh minh họa.

Các thành phần báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9. Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13  Thông tư 10/2021/TT-BTNMT.

1.  Chất lượng không khí xung quanh

Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia, các thành phố trực thuộc Trung ương: tối thiểu lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM2,5

Tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt, 06 đợt/năm.

- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp tỉnh

Tối thiểu lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM10

Tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt, có nghĩa là 06 đợt/năm).

2. Tiếng ồn, độ rung

Thông số quan trắc tiếng ồn gồm: mức âm tương đương (Leq), mức âm tương đương cực đại (Lmax).

Phương pháp quan trắc tiếng ồn tuân theo TCVN 7878 (gồm 2 phần TCVN 7878-1:2018 và TCVN 7878-

Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tần suất quan trắc tiếng ồn, độ rung tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm).

3. Chất lượng nước mặt

Với quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4+; lựa chọn Tổng Nitơ hoặc NO3-; lựa chọn Tổng Phôtpho hoặc PO43; tổng Coliforms

Tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt, tức06 đợt/năm.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc mà lựa chọn thêm các thông số khác đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.

4. Chất lượng nước dưới đất

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu lựa chọn các thông số: pH, TDS, chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe, As với tần suất quan trắc tối thiểu 03 tháng/đợt, tức là 04 đợt/năm.

5. Chất lượng nước biển

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số sau: pH, DO, PO43-, TSS, NH4+,  dầu mỡ khoáng.

Tần suất quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tối thiểu 02 tháng/đợt, tức 06 đợt/năm.

Ngoài ra, các thông số pH, As, Cd, dầu mỡ khoáng cho nước biển gần bờ và nước biển xa bờ với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm.

6. Quan trắc nước mưa

Căn cứ mục tiêu quan trắc, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.

- Mẫu nước mưa theo trận: được lấy theo mỗi trận mưa phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi trận mưa.

- Mẫu nước mưa theo ngày: nếu không thực hiện việc lấy, phân tích mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày và lấy liên tục trong 24 giờ.

Thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy, bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp.

- Mẫu nước mưa theo tuần: nếu không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo ngày thì có thể lấy mẫu theo tuần có nghĩa gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc lấy liên tục trong 01 tuần.

7. Chất lượng đất

Xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm căn cứ mục tiêu quan trắc,  quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Chất lượng trầm tích

Xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm 2 căn cứ vào mục tiêu quan trắc, cũng như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Nếu còn câu hỏi hoặc vướng mắc, hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Ô nhiễm môi trường là gì? Các loại ô nhiễm môi trường hiện nay

Có thể bạn quan tâm

X