hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Quy định về đăng ký, xử lý vi phạm đối với xe tự chế ra sao?

Từ ngày 01/01/2008, phần lớn các loại xe tự chế đã bị cấm bởi Nghị quyết 32/2007/NQ-CP. Vì vậy, hành vi điều khiển xe tự chế tham gia giao thông là vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích Quy định về đăng ký, xử lý vi phạm đối với xe tự chế.

Mục lục bài viết
  • Xe tự chế là gì?
  • Quy định về xử lý xe tự chế theo Nghị định 100
  • Xe tự chế có được đăng ký không?
  • Xe tự chế có đăng kiểm được không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình tôi khó khăn không có tiền mua xe ba gác để chở hàng, tôi có thể tự chế xe máy thành xe chở hàng hay không? Nếu có phải đảm bảo điều kiện gì? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp các Quy định về đăng ký, xử lý vi phạm đối với xe tự chế!

Xe tự chế là gì?

Xe tự chế là gì?

Xe tự chế là gì?

Căn cứ nội dung quy định tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, Chỉ thị 1405/CT-TTg và Công văn 4642/BGTVT-VT thì khái niệm xe tự chế có thể được hiểu là loại xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được sản xuất, lắp đặt trái quy định tham gia giao thông. Cụ thể, bao gồm các loại xe sau:

- Xe công nông (còn được gọi là xe đầu ngang, xe độ chế, xe bục bịch…) là xe được lắp ráp từ các động cơ diesel một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô.

- Xe máy kéo nhỏ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp thường có tính năng đa dụng như: làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển…

- Xe thô sơ 3 bánh, xe 4 bánh.

- Xe cơ giới 3 bánh, trừ xe dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số.

Quy định về xử lý xe tự chế theo Nghị định 100

Một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 là việc tự chế, điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông đường bộ.

Quy định về đăng ký, xử lý vi phạm đối với xe tự chế

Do đó, tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà chủ xe, người điều khiển, người cho phép đưa xe tự chế tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính, hình sự hay bồi thường thiệt hại dân sự không giống nhau. Cụ thể được tổng hợp trong các bảng sau:

Người điều khiển xe tự chế

Loại xe

Phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Xe mô tô, gắn máy

Từ 2 đến 3 triệu đồng

- Tịch thu phương tiện;

- Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Xe ô tô

Từ 10 đến 12 triệu đồng

Xe máy kéo, xe chuyên dùng

Từ 1 đến 2 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng

Cơ sở pháp lý

Điều 16, 17 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

 

Chủ xe tự chế

Phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Khắc phục hậu quả

Từ 800 nghìn đến 16 triệu đồng

- Tịch thu phương tiện;

- Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (chủ phương tiện trực tiếp điều khiển);

- Tước Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 - 03 tháng

- Khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe 

- Đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông

Cơ sở pháp lý: Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

 

Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động/ tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tự chế tham gia giao thông

Hành vi

Phạt tiền

Phạt tù

Xử phạt bổ sung

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe;

- Gây thiệt hại về tài sản;

Từ 20 đến 100 triệu đồng

Từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Cơ sở pháp lý

Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015

 

Xe tự chế có được đăng ký không?

Theo quy định tại Công văn 4642/BGTVT-VT và Điều 53 - 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì tuỳ loại xe tự chế nếu đáp ứng điều kiện về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định mà bị đình chỉ lưu hành hoặc cho phép lưu hành có điều kiện:

 

Loại xe

Điều kiện đăng ký

Xe công nông

Đình chỉ lưu hành

Xe máy kéo nhỏ phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp

Được đăng ký nếu đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Xe thô sơ 3, 4 bánh

Được đăng ký nếu đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Xe cơ giới ba bánh

Không phải phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật

Đình chỉ lưu hành

Phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật

Được đăng ký nếu đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

 

Xe tự chế có đăng kiểm được không?

Tương tự, căn cứ Điều 53, 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Công văn 4642/BGTVT-VT thì xe máy kéo nhỏ tự chế phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và xe cơ giới 3 bánh tự chế dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật phải được đăng kiểm mới được lưu hành. Đối với các loại xe tự chế khác bị cấm lưu hành nên không được đăng ký, đăng kiểm.

Tuy nhiên, người dân cần lưu ý rằng việc đăng ký, đăng kiểm xe tự chế thường rất phức tạp và khả được duyệt không cao.

Chính vì vậy, nếu có nhu cầu cải tiến, cải tạo (thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành) xe cơ giới để sử dụng cho một số nhu cầu sử dụng đặc biệt; người dân nên thực hiện thông qua các cơ sở cải tạo xe theo quy định tại Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT.

Trên đây là nội dung giải đáp cụ thể về Quy định về xe tự chế.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X